Trách nhiệm của Kiểm soát viên Ban kiểm soát EVN gồm những gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/09/2022

Trách nhiệm của Kiểm soát viên Ban kiểm soát EVN gồm những gì? Bộ máy giúp việc của EVN gồm những gì? Những nội dung người lao động tham gia quản lý trong EVN gồm những gì?

Xin được giải đáp.

    • 1. Trách nhiệm của Kiểm soát viên Ban kiểm soát EVN gồm những gì?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 53 Nghị định 26/2018/NĐ-CP ' onclick="vbclick('5BB76', '375471');" target='_blank'>Điều 53 Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Kiểm soát viên như sau:

      2. Trách nhiệm của Kiểm soát viên

      a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ EVN, quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan.

      b) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của các bên tại EVN.

      c) Trung thành với lợi ích của Nhà nước và EVN; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, lạm dụng địa vị, chức vụ, tài sản của EVN để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

      d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này.

      đ) Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này mà gây thiệt hại cho EVN thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và thiệt hại còn có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

      e) Mọi thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên trực tiếp hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này đều phải trả lại EVN.

      g) Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì thành viên khác của Ban kiểm soát có nghĩa vụ báo cáo bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

      2. Bộ máy giúp việc của EVN gồm những gì?

      Theo Điều 54 Nghị định 26/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('5BB76', '375471');" target='_blank'>Điều 54 Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định bộ máy giúp việc của EVN như sau:

      Bộ máy giúp việc của EVN bao gồm bộ máy giúp việc Hội đồng thành viên EVN và bộ máy giúp việc điều hành EVN:

      1. Bộ máy giúp việc Hội đồng thành viên EVN: Căn cứ vào yêu cầu, đặc thù của EVN, Hội đồng thành viên EVN có thể thành lập một số ban tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên EVN.

      2. Bộ máy giúp việc điều hành EVN: Gồm có Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên EVN, Tổng giám đốc EVN trong quản lý, điều hành EVN và Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ do Tổng giám đốc EVN quyết định sau khi được Hội đồng thành viên EVN chấp thuận.

      3. Những nội dung người lao động tham gia quản lý trong EVN gồm những gì?

      Tại Điều 55 Nghị định 26/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('5BB76', '375471');" target='_blank'>Điều 55 Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định những nội dung người lao động tham gia quản lý như sau:

      1. Giải pháp thực hiện các nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của EVN.

      2. Phương án cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu EVN.

      3. Bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của EVN và các chức danh quản lý khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

      4. Các nội quy, quy chế, quy định của EVN liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động:

      a) Nội quy lao động, trang bị bảo hộ lao động, quy trình vận hành máy móc, thiết bị; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ;

      b) Quy chế tiền lương, tiền thưởng;

      c) Quy định về định mức lao động, định mức khoán;

      d) Các quy định về thi đua, khen thưởng.

      5. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện thỏa ước lao động tập thể của EVN.

      6. Việc trích lập và sử dụng các quỹ khen thưởng, phúc lợi hàng năm; trích kinh phí công đoàn; trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp.

      7. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động; xử lý kỷ luật lao động; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động.

      8. Các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp bố trí lao động.

      9. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp lao động.

      10. Các vấn đề khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn