Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần và việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi ra nước ngoài quy định thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/03/2022

Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần và việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi ra nước ngoài được quy định thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc.

    • Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH' onclick="vbclick('7A8FE', '360683');" target='_blank'>Điều 9 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về việc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu

      1. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:

      Mức trợ cấp một lần

      =

      Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

      +

      Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

      =

      {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin}

      +

      {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

      Trong đó:

      - Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

      - m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).

      - L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ- CP.

      - t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

      Ví dụ 1: Ông A là công chức bị tai nạn lao động ngày 16 tháng 6 năm 2020. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 05 tháng 7 năm 2020.

      Ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông A có 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 5 năm 2020 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với hệ số là 3,66. Mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 7 năm 2020 là 1.600.000 đồng, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông A được tính như sau:

      - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

      5 x 1.600.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.600.000 = 20.000.000 (đồng)

      - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

      0,5 x 3,66 x 1.600.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3,66 x 1.600.000 = 18.739.200 (đồng).

      - Mức trợ cấp một lần của ông A là:

      20.000.000 + 18.739.200 = 38.739.200 (đồng)

      Ví dụ 2: Ông B bị tai nạn lao động ngày 12 tháng 5 năm 2020. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 10 tháng 8 năm 2020. Ông B được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%.

      Ông B bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01 năm 2019 thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có 01 năm 4 tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 4 năm 2020 với hệ số là 2,34; Với mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng tại thời điểm tháng 8 năm 2020, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông B được tính như sau:

      - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

      5 x 1.600.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.600.000 = 20.000.000 (đồng)

      - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 3.486.600 = 1.743.300 (đồng)

      (mức đóng bảo hiểm xã hội tháng 4 năm 2020 của ông B là: 2,34 x 1.490.000 = 3.486.600 đồng, tháng 4 năm 2020 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng.

      - Mức trợ cấp một lần của ông B là:

      20.000.000 + 1.743.300 = 21.743.300 (đồng)

      Ví dụ 3: Ông Đ bị tai nạn lao động tháng 8 năm 2016. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông Đ được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông Đ có 14 năm đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có 01 năm đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ, 02 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, 10 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hai chế độ hưu trí, tử tuất và 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.200.000 đồng; mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng.

      Ông Đ thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:

      - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

      5 x 1.210.000 + (20- 5) x 0,5 x 1.210.000 = 15.125.000 (đồng)

      - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

      0,5 x 3.200.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3.200.000 = 10.240.000 (đồng)

      Mức trợ cấp một lần của ông Đ là: 15.125.000 + 10.240.000 = 25.365.000 (đồng).

      Ví dụ 4: Ông B tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X từ tháng 9 năm 2020 và bị tai nạn lao động vào ngày 16 tháng 9 năm 2020. Sau khi thương tật ổn định và được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động 20%, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9 năm 2020 là 5.000.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.600.000 đồng/tháng. Ông B thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:

      - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

      5 x 1.600.000 + (20-5) x 0,5 x 1.600.000 = 20.000.000 (đồng)

      - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 5.000.000 = 2.500.000 (đồng)

      - Mức trợ cấp một lần của ông B là:

      20.000.000 + 2.500.000 = 22.500.000 (đồng)

      Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều này quy định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi ra nước ngoài như sau:

      Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư mà có yêu cầu thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp đang hưởng.

      Ví dụ 10: Bà A đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp tại thời điểm tháng 12 năm 2019 là 2.000.000 đồng. Tháng 01 năm 2020 bà A ra nước ngoài định cư, bà A được hưởng mức trợ cấp một lần bằng: 3 x 2.000.000 đồng = 6.000.000 đồng

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn