Vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bị xử phạt như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/08/2022

Vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bị xử phạt như thế nào? Vi phạm quy định về đăng ký giám hộ bị xử phạt như thế nào? Vi phạm quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con bị xử lý như thế nào? 

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • 1. Vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bị xử phạt như thế nào?

      Tại Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5FDA3', '373537');" target='_blank'>Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử, cụ thể như sau:

      1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử.

      2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử;

      b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử.

      3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống;

      b) Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;

      c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.

      4. Hình thức xử phạt bổ sung:

      Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

      5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2, các điểm a và c khoản 3 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;

      b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 3 Điều này.

      2. Vi phạm quy định về đăng ký giám hộ bị xử phạt như thế nào?

      Căn cứ Điều 42 Nghị định 82/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5FDA3', '373537');" target='_blank'>Điều 42 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về đăng ký giám hộ, theo đó:

      1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký giám hộ.

      2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký giám hộ;

      b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung đăng ký giám hộ.

      3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để làm thủ tục đăng ký giám hộ.

      4. Hình thức xử phạt bổ sung:

      Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

      5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

      3. Vi phạm quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con bị xử lý như thế nào?

      Theo Điều 43 Nghị định 82/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5FDA3', '373537');" target='_blank'>Điều 43 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con

      1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

      2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con;

      b) Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con;

      c) Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc nhận cha, mẹ, con.

      3. Hình thức xử phạt bổ sung:

      Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

      4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm a và b khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn