Việc tiến hành xác minh để giải quyết đơn tố cáo trong BHXH được quy định thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 27/03/2020

Xin chào chuyên viên. Xin hỏi trong BHXH việc tiến hành xác minh để giải quyết đơn tố cáo được quy định thế nào? Mong chuyên viên hỗ trợ tôi. Xin cảm ơn!

    • Căn cứ theo Khoản 1 Điều 24 Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 quy định tiến hành xác minh như sau:

      - Làm việc với người tố cáo

      + Đoàn/Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo. Nội dung làm việc với người tố cáo phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tố cáo và người chủ trì làm việc với người tố cáo (Mẫu số 17/KNTC). Nếu người tố cáo không ký biên bản làm việc thì người chủ trì làm việc với người tố cáo và thành viên khác của Tổ xác minh ký biên bản và ghi rõ việc người tố cáo không ký.

      + Trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan thì đề xuất người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ban hành văn bản đề nghị người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo (Mẫu số 18/KNTC);

      - Làm việc với người bị tố cáo

      + Đoàn/Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người bị tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị tố cáo, nội dung giải trình. Nội dung làm việc với người bị tố cáo phải được lập thành biên bản, có chữ ký của người bị tố cáo và người chủ trì làm việc với người bị tố cáo (Mẫu số 17/KNTC).

      + Trong trường hợp giải trình của người bị tố cáo chưa rõ; thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ thì đề xuất người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ban hành văn bản yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng về các vấn đề còn chưa rõ (Mẫu số 18/KNTC);

      - Xác minh tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung tố cáo

      + Đoàn/Tổ xác minh trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong trường hợp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. Nội dung làm việc được lập thành biên bản, có chữ ký của đại diện Đoàn/Tổ xác minh, người đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng (Mẫu số 17/KNTC).

      + Trường hợp không làm việc trực tiếp vì lý do khách quan thì đề xuất người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo (Mẫu số 18/KNTC);

      - Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo

      + Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp trực tiếp thì Đoàn/Tổ xác minh phải lập Giấy biên nhận (Mẫu số 01/GBN). Các thông tin, tài liệu, bằng chứng thu thập trong quá trình giải quyết tố cáo phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng quy định; chỉ cung cấp hoặc công bố khi người có thẩm quyền cho phép.

      + Các thông tin, tài liệu, bằng chứng được thu thập trực tiếp phải thể hiện rõ nguồn gốc. Khi thu thập bản sao, phải đối chiếu với bản chính; trường hợp không có bản chính thì phải ghi rõ trong Giấy biên nhận. Các thông tin, tài liệu, bằng chứng do cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp. Thông tin, tài liệu, bằng chứng do cá nhân cung cấp phải có xác nhận của người cung cấp. Trong trường hợp tài liệu bị mất trang, mất chữ, quá cũ nát, quá mờ không đọc được chính xác nội dung thì người tiếp nhận tài liệu phải ghi rõ tình trạng của tài liệu đó trong Giấy biên nhận.

      + Đoàn/Tổ xác minh phải kiểm tra tính xác thực của thông tin, tài liệu, bằng chứng đã thu thập được, chú trọng những thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp để tố cáo hành vi vi phạm và thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị tố cáo cung cấp để giải trình, chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo; đánh giá, nhận định về giá trị chứng minh của những thông tin, tài liệu, bằng chứng đã được thu thập trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, các nguyên tắc trong giải quyết tố cáo. Thông tin, tài liệu, bằng chứng được sử dụng làm chứng cứ để kết luận nội dung tố cáo phải rõ nguồn gốc, tính khách quan, liên quan và hợp pháp;

      - Xác minh thực tế

      + Căn cứ kế hoạch xác minh, tình tiết vụ việc hoặc chỉ đạo của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, Đoàn/Tổ xác minh tiến hành xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản ghi đầy đủ kết quả xác minh, ý kiến của những người tham gia xác minh và những người khác có liên quan (Mẫu số 17/KNTC).

      => Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn