Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2017

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/11/2016

Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2017 được quy định như thế nào? Bạn đọc Dũng Nguyễn, địa chỉ mail Nguyendung****@gmail.com hỏi: Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em đang nghiên cứu về pháp luật ngân sách nhà nước. Hiện nay thì các cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành xây dự năm ngân sách 2017. Do đây cũng là năm quan trọng trong việc thực hiện ngân sách giai đoạn 2016-2020 nên em cũng rất quan tâm. Em muốn hỏi: Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2017 được quy định như thế nào? Em xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời!

    • Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2017 được quy định tại Điều 9 Thông tư 91/2016/TT-BTC' onclick="vbclick('4D199', '153158');" target='_blank'>Thông tư 91/2016/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

      Theo đó, dự toán thu NSNN năm 2017 được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành; tổng hợp đầy đủ các Khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các Khoản thu khác vào NSNN theo quy định của Luật NSNN năm 2015; trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu NSNN năm 2016, dự báo tình hình đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu năm 2017 có tính đến các yếu tố tác động trong và ngoài nước; tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm thu do thực hiện các văn bản pháp luật về thuế mới sửa đổi, bổ sung và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết quốc tế; yếu tố tăng thu từ tăng cường kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân, các Khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và tăng thu từ chỉ đạo quyết liệt chống thất thu, thu số thuế nợ đọng từ các năm trước, các Khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi.

      Trên cơ sở đó, phấn đấu tỷ lệ huy động vào NSNN trên GDP năm 2017 Khoảng 20-21%. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) tăng bình quân tối thiểu 13 - 15% so với đánh giá ước thực hiện năm 2016 (loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách). Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 5 - 7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2016. Mức tăng thu cụ thể của từng địa phương tùy theo Điều kiện, đặc Điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Việc hướng dẫn, phân công cơ quan thu quản lý đối với người nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

      1. Xây dựng dự toán thu nội địa

      a) Các địa phương xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn năm 2017 ngoài việc phải đảm bảo các Mục tiêu, yêu cầu nêu trên, phải tổng hợp đầy đủ các nguồn thu phát sinh trên địa bàn (bao gồm cả số thu ngân sách ở xã, phường, thị trấn), nhất là các Khoản thu thuế nhà thầu nước ngoài, nhà thầu trong nước khi thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, các dự án mới được đưa vào sản xuất kinh doanh; trên cơ sở đánh giá đầy đủ thực tế thực hiện năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, yêu cầu phấn đấu và khả năng thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2016, dự báo tăng trưởng kinh tế trên địa bàn năm 2017 và số kiểm tra về dự toán thu năm 2017 được cơ quan có thẩm quyền thông báo.

      b) Dự toán thu NSNN năm 2017 phải tính đúng, đủ từng Khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực thu đối với từng địa bàn theo các quy định hiện hành về thuế, phí, lệ phí và thu khác NSNN; các quy định mới đã có hiệu lực thi hành từ năm 2016 tiếp tục ảnh hưởng tới số thu NSNN năm 2017 và các quy định dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung, áp dụng trong năm 2017; trong đó lưu ý: Luật NSNN năm 2015, Luật Phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế; Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội về ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên; lệ phí môn bài (thay thế cho thuế môn bài); thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hạch toán tập trung trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu sản xuất trong nước; thu xổ số kiến thiết theo chế độ thu quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính.

      c) Tổng hợp đầy đủ Khoản thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các Giấy phép do Trung ương cấp và Giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp; tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương, địa phương xử lý; tiền thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển Mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp có vốn của trung ương, địa phương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc trung ương, địa phương quản lý.

      d) Các bộ, ngành, địa phương phải tính tới các nguồn thu gắn với việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về tăng cường công tác đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế, thanh tra, kiểm tra, chống chuyển giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm tra, giám sát hoàn thuế GTGT, tăng cường giám sát, quản lý, chống thất thu đối với doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính; các nguồn thu từ đôn đốc thực hiện kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanhtra Chính phủ, các cơ quan chức năng và số tiền thuế truy thu, truy hoàn, tiền thuế nợ dự kiến thu hồi cho NSNN.

      2. Xây dựng dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

      Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu được xây dựng:

      a) Căn cứ vào dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ có thuế trong bối cảnh hội nhập, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu; sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống có nguồn thu chủ lực và các mặt hàng mới phát sinh.

      b) Phải xét đến các yếu tố tác động chính như: giá trong nước và giá trên thị trường quốc tế của những mặt hàng có nguồn thu lớn; tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng tiền của các đối tác thương mại chiến lược; tác động giảm thu từ việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc hoàn thuế theo lộ trình cắt giảm thuế quan tại các Hiệp định thương mại tự do đã và sắp ký kết; mức độ thuận lợi hóa thương mại và ảnh hưởng của các hàng rào kỹ thuật; quy mô, tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư trọng Điểm có nhập khẩu nguyên vật liệu, trang thiết bị; những thay đổi về chính sách trong và ngoài nước.

      3. Các Khoản thu phí, lệ phí nộp ngân sách và để lại chi theo quy định

      a) Thực hiện Luật Phí và lệ phí và Luật NSNN năm 2015, từ năm ngân sách 2017, một số Khoản thu phí chuyển thành giá dịch vụ sẽ không thuộc danh Mục giao dự toán thu NSNN; các Khoản lệ phí nộp toàn bộ vào NSNN, các Khoản phí được để lại một phần hoặc toàn bộ cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thu phí và được khấu trừ đối với cơ quan nhà nước trong trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí.

      Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương cần rà soát, trình cấp có thẩm quyền loại bỏ các Khoản phí, lệ phí không đúng quy định, loại trừ một số Khoản chuyển sang giá dịch vụ, đảm bảo phù hợp với danh Mục quy định tại Luật Phí và lệ phí; báo cáo cụ thể từng Khoản thu phí, lệ phí (chi Tiết: số thu, số được để lại chi theo chế độ, số nộp NSNN) để có cơ sở giao dự toán thu phí, lệ phí và dự toán chi từ nguồn thu phí được để lại.

      Đối với Khoản thu học phí (không thuộc danh Mục phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí), từ năm 2017 không là chỉ tiêu giao dự toán thu, chi NSNN cho các bộ, cơ quan trung ương. Tuy nhiên, các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục thực hiện tạo nguồn từ nguồn thu này và các Khoản thu khác được để lại chi theo chế độ để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định.

      b) Các Khoản thu sự nghiệp không thuộc danh Mục thu phí, lệ phí, các Khoản thu chuyển sang cơ chế giá dịch vụ, không thuộc nguồn thu NSNN, không tổng hợp chung vào dự toán thu phí, lệ phí thuộc NSNN, nhưng phải lập dự toán riêng và xây dựng phương án sử dụng gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát theo quy định.

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2017, được quy định tại Thông tư 91/2016/TT-BTC' onclick="vbclick('4D199', '153158');" target='_blank'>Thông tư 91/2016/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn