Xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 26/06/2017

Xử phạt như thế nào đối với doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Kim An. Tôi đang làm việc tại công ty bảo hiểm Liberty. Tôi làm việc ở bộ phận liên quan đến các quỹ của công ty, trong đó có quỹ dự phòng nghiệp vụ, vì thời gian làm việc chưa lâu nên có một số vấn đề tôi còn chưa nắm rõ về quỹ này, tôi gửi đến Ban biên tập thắc mắc của tôi và mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi. Cụ thể là nếu như doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ không đúng theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Hy vọng sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (annguyen9***@gmail.com) 

    • Xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định được quy định tại Điểm b Khoản 3; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 28 Nghị định 98/2013/NĐ-CP' onclick="vbclick('322D3', '190268');" target='_blank'>Điểm b Khoản 3; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 28 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:

      3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

      b) Sử dụng Quỹ dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định của pháp luật;

      5. Hình thức xử phạt bổ sung:

      Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

      6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

      b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này;

      c) Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành, chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này;

      d) Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

      Ngoài ra, theo thông tin bạn chia sẻ bạn chưa nắm rõ về quỹ này nên Ban biên tập cung cấp thêm thông tin đến bạn về quỹ dự phòng nghiệp vụ như sau:

      + Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ

      - Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

      - Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

      - Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

      + Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ

      - Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kếtkhi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

      - Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

      - Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

      - Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;

      - Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

      - Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.

      + Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm sức khỏe

      - Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm cho những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

      - Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

      - Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

      - Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.

      + Dự phòng nghiệp vụ đối với tái bảo hiểm

      - Đối với tái bảo hiểm phi nhân thọ: Bao gồm các loại dự phòng phí chưa được hưởng, bồi thường, bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất. (được sử dụng tương tự dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ)

      - Đối với tái bảo hiểm nhân thọ: Bao gồm các loại dự phòng toán học, phí chưa được hưởng, bồi thường, chia lãi, bảo đảm lãi suất cam kết, bảo đảm cân đối. (được sử dụng tương tự dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ)

      - Đối với tái bảo hiểm sức khỏe: Bao gồm các loại dự phòng toán học, phí chưa được hưởng, bồi thường, bảo đảm cân đối. (được sử dụng tương tự dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe)

      Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nên tham khảo những quy định về mục đích sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ nêu trên để sử dụng quỹ đúng theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng vi phạm và có thể bị phạt tiền lên đến 70.000.000 đồng, đồng thời, những chức danh liên quan gây ra vi phạm có thể bị buộc bãi nhiệm và buộc đình chỉ, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động có thể bị đình chỉ từ 2 tháng đến 3 tháng.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • điểm b Khoản 3; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 28 Nghị định 98/2013/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn