Bảo vệ bệnh viện có được quyền chặn xe cấp cứu?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/09/2016

Nhân viên bảo vệ có những quyền hạn gì theo quy định của pháp luật? Hành vi chặn xe cứu thương chở người hấp hối có được phép không? Trên mạng đang lan truyền hai clip về việc bảo vệ Bệnh viện Nhi trung ương chặn xe cấp cứu của tỉnh ngoài vào đón bệnh nhân đang hấp hối. Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu làm rõ vấn đề này. Giám đốc bệnh viện cũng phải thừa nhận "xem xong video này rất bức xúc và phẫn nộ". Xin hỏi, theo quy định của pháp luật, bảo vệ có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Ai phải chịu trách nhiệm trong việc này?

    • Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 9/1/2013 của Chính phủ quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp:

      “1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có nhiệm vụ:

      a) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của lực lượng Công an để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp biện pháp xử lý;

      b) Trực tiếp kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp. Khi xảy ra các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự và an toàn cơ quan, doanh nghiệp phải tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của cơ quan, doanh nghiệp, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất;

      c) Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng;

      d) Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp; xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn;

      đ) Phối hợp với công an xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng trong công tác nắm tình hình, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, kế hoạch, biện pháp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong cơ quan, doanh nghiệp;

      e) Thực hiện các quy định về quản lý vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại (nếu có); giúp người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp trong việc phối hợp với cơ quan công an để quản lý, giáo dục người có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác đang làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp;

      g) Phối hợp với các tổ chức quần chúng trong cơ quan, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho mọi người; hướng dẫn các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn trong cơ quan, doanh nghiệp;

      h) Thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khác để bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao theo đúng quy định của pháp luật”.

      Như vậy, ngoài các nhiệm vụ đã liệt kê trên, nhân viên bảo vệ còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao theo quy chế công ty và đúng quy định của pháp luật.

      Để thực hiện nhiệm vụ của mình, theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2013/NĐ-CP, lực lượng bảo vệ còn có quyền hạn sau đây:

      - Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;

      - Trong khi làm nhiệm vụ, được kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;

      - Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan công an có thẩm quyền;

      - Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

      Bên cạnh đó, Điều 8 Nghị định 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định các hành vi bị cấm đối với nhân viên bảo vệ như sau:

      - Tiến hành các hoạt động vũ trang, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức;

      - Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do cá nhân và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân;

      - Sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

      - Thực hiện các hành vi vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật hoặc vượt quá nội dung hợp pháp đã thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ;

      - Trang bị, sử dụng trái phép các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;

      - Sử dụng trang phục, phù hiệu có hình thức, màu sắc tương tự trang phục, phù hiệu của các lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; trang phục, phù hiệu không phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hoá của dân tộc;

      Trong trường hợp bạn nêu, bảo vệ bệnh viện đã có hành vi ngăn cấm không cho xe cứu thương ra khỏi bệnh viện cho dù đã có đủ giấy tờ cần thiết là hành vi trái quy định pháp luật. Nhân viên bảo vệ thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Trong trường hợp bệnh viện có quy định cấm xe cứu thương bên ngoài vào đón bệnh nhân thì người đề ra các quy định này cũng phải chịu trách nhiệm về hành động “ngăn sông, cấm chợ” của mình.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn