Các biện pháp dự phòng lây nhiễm tức thì do Covid-19

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/04/2020

Chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19, cho tôi hỏi vấn đề dự phòng lây nhiễm là gì? Có biện pháp nào để dự phòng lây nhiễm không? Nhờ hỗ trợ!

    • Căn cứ Mục VII Quyết định 1344/QĐ-BYT năm 2020 quy định:

      Dự phòng lây nhiễm là một bước quan trọng trong chẩn đoán và điều trị người bệnh mắc COVID-19, do vậy cần được thực hiện ngay khi người bệnh tới nơi tiếp đón ở các cơ sở y tế. Các biện pháp dự phòng chuẩn phải được áp dụng ở tất cả các khu vực trong cơ sở y tế. Cụ thể:

      1. Tại khu vực sàng lọc & phân loại ca bệnh.

      - Cho người bệnh nghi ngờ đeo khẩu trang và hướng dẫn tới khu vực cách ly.

      - Bảo đảm khoảng cách giữa các người bệnh ≥ 2 mét.

      - Hướng dẫn người bệnh che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.

      2. Áp dụng các biện pháp dự phòng giọt bắn.

      - Cần đeo khẩu trang y tế nếu làm việc trong khoảng cách 1-2m với người bệnh.

      - Ưu tiên cách ly người bệnh ở phòng riêng, hoặc sắp xếp nhóm người bệnh cùng căn nguyên trong một phòng. Nếu không xác định được căn nguyên, xếp người bệnh có chung các triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ. Phòng bệnh cần được bảo đảm thông thoáng và khử trùng phòng bệnh bằng tia cực tím đặc biệt không đóng kín cửa để sử dụng điều hòa.

      - Khi chăm sóc gần người bệnh có triệu chứng hô hấp (ho, hắt hơi) cần sử dụng dụng cụ bảo vệ mắt.

      - Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế và người bệnh phải đeo khẩu trang khi ra khỏi phòng.

      3. Áp dụng các biện pháp dự phòng tiếp xúc.

      - Nhân viên y tế phải sử dụng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân (khẩu trang y tế, kính bảo vệ mắt, găng tay, áo choàng) khi vào phòng bệnh và cởi bỏ khi ra khỏi phòng và tránh đưa tay bẩn lên mắt, mũi, miệng.

      - Vệ sinh và sát trùng các dụng cụ (ống nghe, nhiệt kế) trước khi sử dụng cho mỗi người bệnh.

      - Tránh làm nhiễm bẩn các bề mặt môi trường xung quanh như cửa phòng, công tắc đèn, quạt...

      - Đảm bảo phòng bệnh thoáng khí, mà các cửa sổ phòng bệnh và khử trùng phòng bệnh bằng tia cực tím, đặc biệt không đóng kín cửa để sử dụng điều hòa.

      - Hạn chế di chuyển người bệnh

      - Vệ sinh tay

      4. Áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền qua đường không khí khi thực hiện các thủ thuật liên quan.

      - Các nhân viên y tế khi thực hiện các thủ thuật như đặt ống nội khí quản, hút đường hô hấp, soi phế quản, cấp cứu tim phổi... phải sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân bao gồm đeo găng tay, áo choàng, bảo vệ mắt, khẩu trang N95 hoặc tương đương.

      - Nếu có thể, thực hiện thủ thuật ở phòng riêng, hoặc phòng áp lực âm.

      - Hạn chế người không liên quan ở trong phòng khi làm thủ thuật.

      Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn