Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/09/2022

Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào? Bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn được hiểu như thế nào?

Mong anh chị tư vấn hỗ trợ. Tôi cảm ơn. 

    • Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

      Tại mục 6 Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT' onclick="vbclick('4C89B', '374286');" target='_blank'>Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

      6. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh

      6.1. Mẫu bệnh phẩm là máu, huyết thanh của lợn đang sốt cao hoặc thận, lách, hạch amidan, van hồi manh tràng của lợn mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh.

      6.2. Mẫu bệnh phẩm phải được lấy, bao gói và bảo quản theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bảo quản trong điều kiện lạnh khoảng 2°C đến 8°C và chuyển ngay về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

      6.3. Phương pháp xét nghiệm: Thực hiện theo quy trình chẩn đoán bệnh Dịch tả lợn quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5273:2010.

      2. Bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn được hiểu như thế nào?

      Theo mục 1 Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT' onclick="vbclick('4C89B', '374286');" target='_blank'>Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

      1. Giới thiệu về bệnh Xoắn khuẩn

      1.1. Khái niệm bệnh

      a) Bệnh Xoắn khuẩn (Leptospirosis) là bệnh truyền lây giữa động vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm ở gia súc do xoắn khuẩn Leptospira thuộc loài L. interrogans gây ra. Ổ chứa mầm bệnh nguyên thủy là loài gặm nhấm, chuột có thể mang khuẩn suốt đời. Đặc điểm của bệnh là sốt, vàng da, vàng niêm mạc, nước tiểu có máu; viêm gan, thận; rối loạn tiêu hóa; động vật mang thai có thể bị sảy thai.

      b) Sức đề kháng của vi khuẩn: Ở điều kiện thích hợp xoắn khuẩn có thể tồn tại ở ngoài môi trường vài tháng hoặc vài năm. Xoắn khuẩn có sức đề kháng yếu, nhạy cảm với nhiệt độ, xoắn khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ 50°C trong 10 phút, 60°C trong 5 phút. Các chất sát trùng thông thường có thể diệt được xoắn khuẩn nhanh chóng.

      1.2. Nguồn bệnh và đường truyền lây

      a) Loài mắc: Động vật mắc bệnh là trâu bò, ngựa, dê cừu, lợn, chó mèo, động vật hoang dã, chuột, thỏ, người...

      b) Nguồn bệnh: Chuột mang trùng; gia súc mắc bệnh; nguồn nước đọng, đất bị nhiễm nước tiểu của chuột và gia súc mắc bệnh.

      c) Đường lây truyền

      - Lây trực tiếp: Qua đường tiêu hóa, qua da, niêm mạc bị tổn thương; niêm mạc miệng, mắt và qua giao phối.

      - Lây gián tiếp: Qua vật chủ trung gian như côn trùng, ve, mòng, ruồi, muỗi, đỉa đốt gia súc mang bệnh và truyền cho gia súc khỏe.

      1.3. Triệu chứng lâm sàng

      a) Thể cấp tính

      - Đối với trâu bò, dê, cừu:

      + Bê thường mắc bệnh ở thể cấp tính, triệu chứng ban đầu sốt cao (40,5 °C - 41°C), bỏ ăn, nước tiểu có máu, khó thở do xung huyết phổi, có chứng thiếu máu, suy kiệt dần rồi chết. Nước tiểu màu vàng.

      + Trâu, bò trưởng thành có biểu hiện triệu chứng rất khác nhau và khó chẩn đoán. Con cái đang trong thời kỳ tiết sữa bị giảm sản lượng sữa. Sữa thường có màu vàng, có các vệt máu hoặc cục máu. Bầu vú thường mềm và nhão.

      - Đối với chó: Thời gian nung bệnh từ 4-12 ngày, nhưng cũng có thể ngắn khoảng 2 ngày. Con vật sốt 40°C - 41°C, trước khi chó chết thân nhiệt hạ xuống 36°C - 36,5°C; ủ rũ, nôn mửa, run rẩy, lưng cong, bỏ ăn, lười vận động, đầu lưỡi loét và hoại tử, tiêu chảy, trong phân có lẫn máu.

      - Đối với lợn: Bệnh thường xảy ra ở đàn lợn con và lợn nái. Lợn con đẻ ra có triệu chứng sốt, co giật, gày còm, ốm yếu. Lợn nái sảy thai, bỏ ăn bất thường hoặc ăn ít, mệt mỏi, thích nằm ở xó chuồng; phù nề, đầu to, mắt híp; tiếng kêu yếu, khản đặc hay mất hẳn, lông dựng; nước tiểu vàng, hơi sánh, có thể có màu cà phê, có lẫn máu; niêm mạc và da vàng, lợn bị bệnh nặng da toàn thân có màu vàng; mắt đau có dử, màu hồng, có khi mù mắt; lợn nái sau khi sảy thai 3-6 tuần thường chịu đực mà không có biểu hiện chung của động dục.

      b) Thể mạn tính

      Gia súc sốt nhẹ 39°C - 39,5°C, gia súc mang thai có hiện tượng sảy thai, đẻ non, bất dục, nếu sinh con thì con non đẻ ra yếu; gia súc đực có hiện tượng viêm khớp, sưng dịch hoàn, tinh dịch loãng, tỷ lệ tinh trùng dị hình cao.

      1.4. Bệnh tích

      Ở gia súc mắc bệnh, tổ chức liên kết dưới da có màu vàng; phổi thủy thũng, trong phế quản và phế nang có tích nhiều nước màu vàng; mỡ vành tim có màu vàng; bàng quang căng, niêm mạc xuất huyết nặng, chứa đầy nước tiểu màu vàng, đỏ hoặc đỏ sẫm, có khi bàng quang xẹp, không chứa nước tiểu; gan sưng, nâu vàng, bở nát, hoại tử, thâm nhiễm tế bào lympho và đơn nhân lớn, tế bào ống dẫn mật tăng sinh, hoại tử ống dẫn mật, túi mật teo hoặc căng, dịch mật sánh lại như kẹo mạch nha; hạch lâm ba ruột sưng, thủy thũng; trường hợp bệnh nặng, màng treo ruột thoái hóa biến thành tổ chức nhầy có màu vàng; thận nhạt màu hoặc có màu vàng, sưng to có điểm hoại tử trắng hoặc điểm xuất huyết nhỏ trên bề mặt. Đối với bào thai bị sảy có các điểm hoại tử như đầu đinh ghim trên gan, dịch trong cơ thể có màu vàng. Đối với lợn mắc bệnh nặng, khi mổ ra có mùi khét.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn