Chế độ ưu đãi đối với cán bộ y tế luân phiên xuống tuyến dưới?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/09/2016

Chế độ ưu đãi đối với cán bộ y tế luân phiên xuống tuyến dưới? * Quy định mới về các công trình xây dựng bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung? * Thương hiệu của hãng hàng không? * Tiền lương trong công ty TNHH một thành viên Nhà nước? * Thuế xuất khẩu than củi?

    • Bác sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên trong thời gian đi luân phiên sẽ hưởng 100% tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương (không bao gồm phụ cấp ưu đãi nghề); phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại, phụ cấp đặc biệt; phụ cấp khu vực (nếu có) như đối với người hành nghề tại nơi đến công tác; phụ cấp đặc thù đối với viên chức y tế và các quyền lợi khác. Ngoài ra, những đối tượng này trong thời gian luân phiên cũng được hưởng chế độ đặc thù với người hành nghề đi luân phiên. Ðặc biệt, nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian đi luân phiên (có quyết định khen thưởng của đơn vị, nơi người hành nghề đến luân phiên) thì được xét ưu tiên nâng bậc lương trước thời hạn, thay đổi chức danh nghề nghiệp khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được hưởng các chế độ khen thưởng khác do đơn vị quy định.

      * Bộ Xây dựng: Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình:

      + Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (15-1-2013).

      + Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%.

      - Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

      * Bộ Giao thông vận tải: Hãng hàng không phải xây dựng thương hiệu riêng của hãng, bao gồm: tên thương mại, nhãn hiệu. Nhãn hiệu là tập hợp những dấu hiệu riêng biệt của một hãng hàng không, bao gồm nhãn hiệu kinh doanh, hình vẽ, mầu sắc, ký hiệu, các dấu hiệu có thể nhìn thấy và được sử dụng để nhận dạng, phân biệt hãng hàng không, các dịch vụ của hãng hàng không đó với hãng hàng không khác trong kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại.

      * Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Theo Nghị định số 50 ngày 14-5-2013 của Chính phủ về Quy định quản lý lao động, tiền lương đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, thì phân phối tiền lương, tiền thưởng được thực hiện như sau: Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện, công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau và phân phối tiền lương cho người lao động theo quy chế trả lương của công ty. Quỹ dự phòng của công ty không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Ðối với công ty sản xuất, kinh doanh có tính mùa vụ thì quỹ dự phòng không vượt quá 20% quỹ tiền lương thực hiện. Công ty xây dựng quy chế trả lương theo vị trí, chức danh công việc, bảo đảm trả lương thỏa đáng (không hạn chế mức tối đa) đối với người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và đóng góp nhiều cho công ty. Công ty không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Phó Giám đốc, kế toán trưởng.

      * Bộ Tài chính: Ngày 6-5-2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 56 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng than gỗ rừng trồng thuộc nhóm 44.02 trong Biểu thuế xuất khẩu. Theo đó, Bộ Tài chính quyết định tăng thuế suất xuất khẩu than củi (kể cả than đốt từ vỏ quả hoặc hạt, đã hoặc chưa đóng thành khối) gồm than củi của tre và các loại khác lên 10% (các mặt hàng này trước đây được quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5% tại Thông tư số 193 ngày 15-11-2012). Riêng than gáo dừa được áp mức 0%, than gỗ rừng trồng được áp mức 5%. Bộ Tài chính cũng đã đề ra cụ thể đối với mặt hàng than gỗ rừng trồng nêu trên để được áp mức thuế suất 5% phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật như: đen bóng láng, không nứt nẻ; cứng, rắn chắc, có hàm lượng tro nhỏ hơn hoặc bằng 30% và hàm lượng các-bon cố định từ 70% trở lên... Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20-6-2013.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA TÌNH HUỐNG NÀY
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn