Điều kiện về thời gian thực hành, khám chữa bệnh trực tiếp để mở phòng khám tư nhân

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/08/2019

Tôi học thạc sĩ năm 2015 đến 2017, từ 2017 đên 2018 học chứng chỉ ở bệnh viện Từ Dũ. Từ 2018 đến 2019 làm tại bệnh viện này. Vậy có được cộng dồn thời gian trong điều kiện mở phòng khám tư nhân không ạ?

    • Điều kiện về thời gian thực hành, khám chữa bệnh trực tiếp để mở phòng khám tư nhân
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ Khoản 7 Điều 2 và Khoản 1 Điều 41 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009' onclick="vbclick('1819A', '300122');" target='_blank'>Điều 41 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 phòng khám tư nhân là một trong những hình thức tổ chức của cơ sở khám, chữa bệnh.

      Theo Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định cụ thể như sau:

      "1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:

      a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

      b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

      c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
      ..."

      Và để được cấp chứng chỉ hành nghề thì bạn phải thỏa mãi điều kiện quy định tại Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009:

      "1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

      a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ;

      b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

      c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

      d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

      2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp."

      Căn cứ Khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('619D5', '300122');" target='_blank'>Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:

      Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
      ...

      Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;

      Như vậy trường hợp của bạn, từ 2017 đến 2018 bạn học chứng chỉ ở bệnh viên Từ Dũ và từ 2018 đến 2019 làm tại bệnh viện thì bạn chưa đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề cũng như chưa có đủ thời gian trực tiếp tham gia khám chữa bệnh, là một trong những điều kiện để được cấp phép hoạt động đối với phòng khám tư nhân của bạn.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn