Đơn vị quản lý tại các siêu thị, chợ, nhà hàng cần thực hiện những gì để phòng, chống lây nhiễm COVID-19?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 11/12/2021

Theo quy định mới nhất thì: Đơn vị quản lý ở các siêu thị, chợ, nhà hàng cần thực hiện những gì để phòng, chống lây nhiễm COVID-19?

    • Đơn vị quản lý tại các siêu thị, chợ, nhà hàng cần thực hiện những gì để phòng, chống lây nhiễm COVID-19?
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ Mục I Phần thứ hai Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng Ban hành kèm theo Quyết định 5619/QĐ-BYT năm 2021 quy định đơn vị quản lý tại các siêu thị, chợ, nhà hàng cần chú ý thực hiện để phòng, chống lây nhiễm COVID-19 như sau:

      I. Đối với đơn vị quản lý

      1. Có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19 cho khu dịch vụ. Kế hoạch/phương án cần xác định rõ nội dung, người chịu trách nhiệm thực hiện, thời gian thực hiện; nội dung triển khai bao gồm cả phương án xử trí các trường hợp mắc, nghi mắc COVID-19; người chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát; kinh phí thực hiện. Căn cứ thực tế triển khai và kết quả kiểm tra, giám sát, đơn vị quản lý điều chỉnh kế hoạch/phương án cho phù hợp.

      2. Phân công và công khai tên, số điện thoại của cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại khu dịch vụ để người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng biết, liên hệ khi cần thiết.

      3. Ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 với chính quyền địa phương theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn này.

      4. Tạo mã QR hoặc tờ khai y tế để kiểm dịch và trang bị khẩu trang, nước rửa tay tại lối vào khu dịch vụ.

      5. Bố trí khu vực xếp hàng vào khu dịch vụ có đánh dấu vị trí giãn cách giữa các khách hàng theo quy định. Tại khu vực lối vào khu dịch vụ: tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng khai báo y tế (quét mã QR tại điểm kiểm dịch hoặc trên ứng dụng PC-Covid hoặc khai trên giấy), sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định; bố trí biển báo quy định phòng, chống dịch, bố trí đầy đủ nước sát khuẩn tay; có biện pháp kiểm soát mật độ người vào khu dịch vụ đảm bảo quy định phòng, chống dịch, đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.

      6. Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/làm việc, người bán hàng khi đang làm việc tại khu dịch vụ có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh hoặc được xác định là người tiếp xúc vòng 1 (F1) hoặc người tiếp xúc vòng 2 (F2). Phòng/khu vực cách ly tạm thời phải đảm bảo các yêu cầu (theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 kèm theo). Trường hợp không thể bố trí phòng cách ly tạm thời thì phải bố trí một khu vực riêng để cách ly tạm thời, khu vực này phải tách biệt hoàn toàn với các khu vực bán hàng, giao nhận hàng trong khu dịch vụ.

      7. Yêu cầu đơn vị và người giao hàng thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K, quy định về phòng, chống dịch và ghi lại thông tin người giao hàng, người nhận hàng, thời gian giao nhận hàng...; có biện pháp để hạn chế tiếp xúc giữa người giao hàng và người nhận hàng.

      8. Tổ chức theo dõi hàng ngày sức khỏe của người lao động/làm việc, người bán hàng; không bố trí làm việc đối với người có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe tại nhà trước đến nơi làm việc và không đi làm khi có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở,... và phải báo cho đơn vị quản lý, y tế địa phương để được tư vấn và xử lý theo quy định.

      9. Phát thanh trong thời gian mở cửa khu dịch vụ để nhắc nhở người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng thường xuyên thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 (thực hiện Thông điệp 5K, quy định về phòng chống dịch COVID-19,...), khuyến khích đối với nhà hàng.

      10. Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy; bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh và đảm bảo luôn có đủ nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, giấy vệ sinh cho người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng.

      11. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn tại Phần thứ ba của Hướng dẫn này.

      12. Yêu cầu các hộ kinh doanh/gian hàng trong khu dịch vụ ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Hướng dẫn này.

      13. Khi phát hiện người có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở tại khu dịch vụ, thực hiện xử trí theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 kèm theo Hướng dẫn này.

      14. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cho tất cả hộ kinh doanh/gian hàng, người lao động/làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ về Hướng dẫn này và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

      15. Điều chỉnh số lượng người lao động/làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ theo tình hình dịch bệnh và theo quy định của chính quyền địa phương.

      16. Xây dựng kế hoạch xét nghiệm sàng lọc theo hướng dẫn tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ và kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động.

      17. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 một tuần/lần theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Hướng dẫn này và cập nhật lên hệ thống antoancovid.vn.

      II. Đối với hộ kinh doanh/gian hàng trong khu dịch vụ

      1. Tuân thủ việc sắp xếp nơi bán hàng của đơn vị quản lý khu dịch vụ, đảm bảo khoảng cách an toàn trong phòng, chống dịch.

      2. Yêu cầu người bán hàng, người lao động/làm việc không đến làm việc nếu có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

      3. Yêu cầu người bán hàng, người lao động/làm việc luôn thực hiện Thông điệp 5K và các quy định phòng, chống dịch theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ.

      4. Thông báo ngay cho cán bộ quản lý khu dịch vụ, cán bộ đầu mối phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc khách hàng, người lao động/làm việc, người bán hàng có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách an toàn và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ.

      5. Nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách khi mua hàng và chờ mua hàng.

      6. Quản lý người lao động/làm việc, người bán hàng về các thông tin như tên, năm sinh, số CMT/CCCD, địa chỉ nơi ở, số điện thoại, địa chỉ quê quán; yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1, F2.

      7. Đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch: vệ sinh khử khuẩn hàng ngày; đảm bảo thông thoáng; đảm bảo khoảng cách an toàn cho người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng; có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh...

      8. Ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Hướng dẫn này.

      9. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 một tuần/lần theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo Hướng dẫn này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn