Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi thực hiện điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân được quy định thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 21/09/2018

Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi thực hiện Điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân được quy định thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến động tác đội ngũ từng người tay không khi thực hiện Điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi thực hiện Điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thanh Hùng (hung***@gmail.com)

    • Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi thực hiện điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân được quy định thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi thực hiện điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân được quy định tại Điều 19 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA năm 2015 hợp nhất Thông tư quy định về Điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành như sau:

      1. Động tác đi đều

      a) Khẩu lệnh: “ĐI ĐỀU, BƯỚC”;

      b) Động tác: Làm 2 cử động

      - Cử động 1: Chân trái bước lên cách chân phải 75 cen-ti-mét (cm), đặt gót chân rồi đến cả bàn chân xuống đất, trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước khuỷu tay gập lại và nâng lên, cánh tay trên tạo với thân người một góc 60 độ (0), cánh tay dưới thành đường thăng bằng, song song với mặt đất, cách thân người 20 cen-ti-met (cm) có độ dừng, nắm tay úp xuống, khớp xương thứ ba ngón tay trỏ cao ngang mép dưới và thẳng với cúc túi áo ngực bên trái; đối với cán bộ, chiến sĩ nữ: mép trên cánh tay dưới cao ngang với cúc áo thứ 2 từ trên xuống, cách thân người 20 cen-ti-mét (cm), khớp xương thứ ba ngón tay trỏ thẳng giữa ngực bên trái; tay trái đánh về sau, cánh tay thẳng, sát thân người, hợp với thân người một góc 45 độ (0) có độ dừng, lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng (hình 7a, 7b).

      - Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 75 cen-ti-mét (cm), tay trái đánh ra phía trước như tay phải ở cử động 1, khớp xương thứ 3 ngón tay trỏ cao ngang mép dưới và thẳng với cúc áo ngực bên phải; đối với cán bộ, chiến sĩ nữ, khớp xương thứ 3 ngón tay trỏ thẳng đường chít ly ngực áo bên phải; tay phải đánh ra phía sau như tay trái ở cử động 1; cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ 106 bước trong 1 phút.

      2. Động tác đứng lại

      a) Khẩu lệnh: “ĐỨNG LẠI, ĐỨNG”; hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân phải.

      b) Động tác: Làm 2 cử động

      - Cử động 1: Chân trái bước lên một bước;

      - Cử động 2: Chân phải bước lên ngang với chân trái, về tư thế đứng nghiêm.

      3. Động tác đổi chân trong khi đi

      a) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi đi sai với nhịp hô của người chỉ huy hoặc sai với nhịp của nhạc thì phải đổi chân.

      b) Động tác: Làm 3 cử động

      - Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước;

      - Cử động 2: Chân phải bước lên một bước đệm đặt mũi bàn chân sau gót chân trái, lấy mũi bàn chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh một bước ngắn, tay phải đánh về phía trước, tay trái đánh về sau có độ dừng;

      - Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay theo nhịp đi chung của đơn vị.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi thực hiện điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn