Giám sát bệnh Tai xanh ở lợn như thế nào? Xử lý lợn mắc bệnh Tai xanh ở lợn như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/09/2022

Giám sát bệnh Tai xanh ở lợn như thế nào? Xử lý lợn mắc bệnh Tai xanh ở lợn như thế nào? Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch Tai xanh xảy ra được quy định như thế nào? 

Mong anh chị ban biên tập tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • 1. Giám sát bệnh Tai xanh ở lợn như thế nào?

      Tại mục 4 Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT' onclick="vbclick('4C89B', '374174');" target='_blank'>Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

      4. Giám sát bệnh Tai xanh

      4.1. Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với đàn lợn mới nuôi, đàn lợn trong vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.

      4.2. Giám sát lưu hành vi rút

      Lấy mẫu dịch ngoáy mũi, dịch nước bọt, mẫu huyết thanh của lợn đang bị sốt cao hoặc phổi, lách, hạch của lợn mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh để giám sát lưu hành và biến đổi của vi rút.

      4.3. Giám sát sau tiêm phòng

      a) Giám sát sau tiêm phòng để đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn lợn sau khi được tiêm vắc-xin;

      b) Lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng;

      c) Thời điểm lấy mẫu: Sau 21 ngày kể từ thời điểm tiêm phòng gần nhất.

      4.4. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh Tai xanh ở lợn, trong đó có kế hoạch giám sát bệnh Tai xanh, bao gồm: giám sát lâm sàng, giám sát lưu hành vi rút hoặc giám sát sau tiêm phòng. Việc giám sát được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

      4.5. Trong quá trình giám sát lưu hành vi rút, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý như đối với ổ dịch Tai xanh.

      2. Xử lý lợn mắc bệnh Tai xanh ở lợn như thế nào?

      Theo mục 5 Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT' onclick="vbclick('4C89B', '374174');" target='_blank'>Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

      5. Xử lý lợn mắc bệnh

      5.1. Lợn bị mắc bệnh Tai xanh được xử lý như sau:

      a) Tiêu hủy ngay lợn chết do bệnh;

      b) Đối với các ổ dịch nhỏ lẻ mới xảy ra trên địa bàn: Khuyến khích tiêu hủy lợn mắc bệnh để giảm thiểu nguy cơ dịch lây lan rộng, cách ly triệt để lợn chưa bị mắc bệnh để theo dõi; khuyến khích giết mổ tiêu thụ tại chỗ đối với lợn khỏe mạnh trong cùng đàn với lợn mắc bệnh;

      c) Đối với trường hợp dịch xảy ra ở diện rộng: Tiêu hủy số lợn mắc bệnh nặng (lợn mắc bệnh nặng là những lợn có bệnh, đã được chăm sóc tích cực, được hỗ trợ tăng cường sức đề kháng trong vòng 07 ngày nhưng không có khả năng bình phục), nuôi cách ly triệt để lợn mắc bệnh nhẹ để theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh; khuyến khích giết mổ tiêu thụ tại chỗ đối với lợn khỏe mạnh trong cùng đàn với lợn mắc bệnh, trường hợp không giết mổ phải nuôi cách ly để theo dõi.

      5.2. Việc xử lý lợn mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Tai xanh hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận lợn bị mắc bệnh Tai xanh.

      5.2. Việc xử lý lợn mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.

      3. Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch Tai xanh xảy ra được quy định như thế nào?

      Theo mục 3 Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT' onclick="vbclick('4C89B', '374174');" target='_blank'>Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

      3.1. Khi có ổ dịch Tai xanh xảy ra, tổ chức tiêm phòng cho lợn mẫn cảm với bệnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với lợn mẫn cảm tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh với xã có dịch.

      3.2. Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.

      3.3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn