Hiểu như thế nào về bệnh Giun xoắn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/09/2022

Hiểu như thế nào về bệnh Giun xoắn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn? Giám sát bệnh Giun xoắn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • Hiểu như thế nào về bệnh Giun xoắn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Hiểu như thế nào về bệnh Giun xoắn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

      Tại mục 1 Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT' onclick="vbclick('4C89B', '374540');" target='_blank'>Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

      1. Giới thiệu về bệnh Giun xoắn (còn gọi là bệnh Giun bao)

      1.1. Khái niệm bệnh

      a) Bệnh Giun xoắn (Trichinelliasis) là một bệnh chung giữa lợn, lợn rừng, chó, chuột và người. Bệnh phân bố rộng ở hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh gây ra do loài giun tròn Trichinella spiralis ký sinh ở ruột non của lợn và ấu trùng ký sinh ở cơ và tổ chức của lợn. Ấu trùng giun xoắn ký sinh tại các tổ chức cơ, được bọc bởi màng bao tạo thành kén (giun bao). Màng kén của ấu trùng có 2 lớp, màu trong, hình bầu dục hoặc hình tròn tùy loại vật chủ khác nhau.

      b) Sức đề kháng: Ấu trùng giun xoắn có khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài; ở trong kén, ấu trùng giun xoắn có sức đề kháng rất cao; trong thịt súc vật đã thối rửa, ấu trùng có thể sống được từ 2 đến 5 tháng trong kén. Nếu ra khỏi kén, ấu trùng sẽ chết nhanh chóng ở nhiệt độ 45°C đến 70°C. Ở nhiệt độ - 20°C, ấu trùng chết sau 20 ngày.

      1.2. Nguồn bệnh và đường truyền lây

      a) Loài mắc: Lợn, lợn rừng, chó, mèo, hổ, báo, cầy, chuột và người ở các lứa tuổi đều có thể nhiễm giun xoắn nếu như ăn phải nang kén của ấu trùng giun xoắn còn sống có trong thịt lợn, thịt thú rừng, sản phẩm thịt chưa qua chế biến kỹ như nem, chạo, thịt hun khói.

      b) Nguồn bệnh: Thịt lợn, thịt thú rừng, sản phẩm thịt chưa qua chế biến kỹ như nem, chạo, thịt hun khói có mang nang kén của ấu trùng giun xoắn còn sống.

      c) Đường truyền lây

      Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa do ăn phải kén giun xoắn trong thịt, phân của động vật mắc bệnh. Người, lợn, chó, chuột ăn phải thịt có ấu trùng giun xoắn không nấu chín như nem chua, chạo, thịt tai thì ấu trùng vào đến ruột sẽ chui ra khỏi bao kén, phát triển thành giun trưởng thành. Lợn, chó, chuột và người vừa là vật chủ trung gian khi mang nang kén của giun xoắn, vừa là vật chủ cuối cùng khi có giun xoắn trưởng thành ký sinh trong ruột non.

      1.3. Triệu chứng lâm sàng

      Giun xoắn trưởng thành ký sinh trong ruột, chui vào niêm mạc, khi sinh sản gây tổn thương niêm mạc làm cho vật chủ đau bụng dữ dội, kích thích nhu động dạ dày, ruột làm cho vật chủ nôn mửa, ỉa chảy. Có thể có viêm ruột cấp. Giun xoắn trong quá trình ký sinh tiết ra độc tố, kích thích thần kinh trung ương và kích thích niêm mạc ruột, làm cho quá trình viêm ruột trầm trọng thêm. Ấu trùng giun xoắn tạo thành các nang kén trong cơ, chèn ép và gây tắc các mạch máu nhỏ, gây các u máu nhỏ chèn ép thần kinh vận động, gây liệt cơ. Nếu giun xoắn có ở não sẽ gây ra trạng thái bại liệt cho động vật hoặc người bị nhiễm giun xoắn. Các trường hợp nặng thường gây tử vong cho động vật và người.

      1.4. Bệnh tích

      a) Giun xoắn trưởng thành ký sinh ở niêm mạc ruột gây tổn thương niêm mạc ruột và gây viêm ruột cấp, làm bong tróc niêm mạc.

      b) Ấu trùng giun xoắn ký sinh ở các tổ chức cơ, tạo ra các nang kén, gây chèn ép mạch máu và tắc mạch máu, gây chèn ép thần kinh vận động có thể làm liệt từng bộ phận trong cơ thể.

      2. Giám sát bệnh Giun xoắn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

      Theo mục 3 Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT' onclick="vbclick('4C89B', '374540');" target='_blank'>Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

      3. Giám sát bệnh Giun xoắn

      3.1. Chủ yếu là giám sát lâm sàng, đặc biệt đối với lợn mới nuôi, lợn trong vùng có ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao có dấu hiệu của bệnh.

      3.2. Lấy mẫu cơ hoành để giám sát bệnh tại các cơ sở giết mổ lợn hoặc lấy huyết thanh lợn để xét nghiệm kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên trong vùng có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.

      3.3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch giám sát bệnh Giun xoắn trong vùng có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao. Việc giám sát được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn