Khử khuẩn bề mặt tại nhà ga, nhà điều hành trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/12/2021

Cho tôi hỏi, việc khử khuẩn bề mặt tại nhà ga, nhà điều hành trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện như thế nào? Mong được hỗ trợ theo quy định mới nhất.

    • Căn cứ Điểm 3.2.2 Khoản 3.2 Phần 3 Mục III Hướng dẫn khử khuẩn khu vực cảng và tàu thuyền trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định 5787/QĐ-BYT năm 2021' onclick="vbclick('799AF', '357441');" target='_blank'>Quyết định 5787/QĐ-BYT năm 2021 của Bộ Y tế quy định về việc khử khuẩn bề mặt tại nhà ga, nhà điều hành trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện như sau:

      1. Thu dọn vệ sinh:

      Trước khi thực hiện khử khuẩn các bề mặt nhà ga, nhà điều hành cần phải thực hiện thu dọn vệ sinh tất cả các vật dụng.

      - Mở một túi màu vàng đựng rác "nguy cơ sinh học" và đặt gần vị trí định làm vệ sinh, khử khuẩn.

      - Sử dụng khăn giấy hoặc vật liệu hấp phụ, lau sạch chất bám dính trên bề mặt và đặt vào túi "nguy cơ sinh học".

      - Thay đổi găng tay nếu chúng bị nhiễm bẩn đến mức có thể nhìn thấy.

      - Đối với chất tiết, chất nôn của trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm:

      + Che phủ kín vị trí xử lý bằng khăn giấy thấm hút và đổ hóa chất thấm đều từ ngoài vào trong theo hình xoắn ốc vị trí cần xử lý.

      + Chờ một thời gian tác dụng của hoá chất thích hợp, theo chỉ định trong hướng dẫn sử dụng hóa chất, sau đó thu dọn từ ngoài vào trong tránh để lan rộng phạm vi ô nhiễm.

      + Lau sạch khu vực nhiễm bẩn bằng hoá chất tẩy rửa thông thường.

      + Thu dọn khăn, dụng cụ đã sử dụng vào túi rác “nguy cơ sinh học”.

      + Đóng kín túi rác “nguy cơ sinh học” và đảm bảo vận chuyển thận trọng và cuối cùng hủy bỏ.

      + Sau khi thu dọn chất bẩn, chất nôn,.. .của người bệnh, nghi nhiễm bệnh,.. thì thực hiện khử khuẩn.

      2. Hóa chất khử khuẩn

      Tùy theo tác nhân gây bệnh, mức độ, phạm vi ô nhiễm, khu vực xử lý có thể sử dụng dung dịch có chứa clo hoạt tính hoặc hóa chất khử khuẩn theo qui định của Bộ Y tế hoặc của nhà sản xuất.

      3. Phương pháp khử khuẩn

      Phun ướt bề mặt kết hợp với lau chùi, không phun trực tiếp hóa chất vào các trang thiết bị điện tử, phải sử dụng lau chùi bằng giẻ lau chuyên dụng cùng với hóa chất. Sau khi phun/ lau hóa chất thì cần phải lau chùi lại bằng khăn khô sạch, tránh tồn đọng hóa chất trên các thiết bị điện tử và các bề mặt cảm ứng của thiết bị điện tử.

      Lưu ý khử khuẩn khu vực đông người và bề mặt cảm ứng cao (như quầy làm thủ tục, nút bấm trong thang máy và tay vịn thang cuốn, tay vịn cửa nhà vệ sinh).

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn