Kinh doanh thức ăn đường phố có cần giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/08/2022

Kinh doanh thức ăn đường phố có cần giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm không? Kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm bị phạt bao nhiêu tiền? 

Chào các anh chị Luật sư. Sắp tới, em có dự định là mở quán bán đồ ăn đường phố tại các khu vực đông người qua lại như các phố đi bộ thì em có cần giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm không?

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Em cảm ơn. 

    • 1. Kinh doanh thức ăn đường phố có cần giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm không?

      Căn cứ Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('53506', '373710');" target='_blank'>Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, theo đó:

      1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

      a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

      b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

      c) Sơ chế nhỏ lẻ;

      d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

      đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

      e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

      g) Nhà hàng trong khách sạn;

      h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

      i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

      k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

      2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

      Như vậy, khi bạn tiến hành kinh doanh đồ ăn đường phố thì bạn không cần giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

      2. Kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?

      Theo Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('57F8D', '373710');" target='_blank'>Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

      1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

      2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

      3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

      4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

      b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

      Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('57F8D', '373710');" target='_blank'>Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('79DF3', '373710');" target='_blank'>Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

      2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.

      Theo đó, khi tổ chức kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng, buộc thu hồi sản phẩm và buộc thay đổi mục đích sử dụng, tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm. Đối với cá nhân thì mức phạt tiền sẽ từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn