Một người phiên dịch được làm phiên dịch cho bao nhiêu người hành nghề dược trong cùng một thời điểm?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/12/2022

Một người phiên dịch được làm phiên dịch cho bao nhiêu người hành nghề dược trong cùng một thời điểm? Người hành nghề dược được công nhận biết tiếng Việt thành thạo mà không phải qua kiểm tra trong trường hợp nào? Cơ sở giáo dục được thực hiện việc kiểm tra đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược?

Xin chào ban biên tập, em hiện tại đang làm trong ngành dược có nghe nói đến người nước ngoài muốn được cấp Chứng chỉ hành nghề dược tại Việt Nam thì phải biết tiếng Việt thành thạo hoặc là phải có người phiên dịch đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược, vậy người phiên dịch này tại một thời điểm có thể làm phiên dịch cho bao nhiêu người hành nghề dược? Cơ sở nào có đủ khả năng để kiểm tra đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược? Xin được giải đáp.

    • 1. Một người phiên dịch được làm phiên dịch cho bao nhiêu người hành nghề dược trong cùng một thời điểm?

      Căn cứ Điều 5 Thông tư 07/2018/TT-BYT' onclick="vbclick('5D2B5', '383121');" target='_blank'>Điều 5 Thông tư 07/2018/TT-BYT quy định tiêu chí để công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược như sau:

      1. Người được công nhận đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược khi được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 6 Thông tư này kiểm tra và công nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

      2. Người phiên dịch được công nhận đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược mà không phải qua kiểm tra khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;

      b) Có chứng chỉ đã hoàn thành khóa đào tạo chuyên ngành y, dược có thời gian từ 12 (mười hai) tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;

      c) Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền trở lên và bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.

      Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại điểm a và điểm b Khoản 2 Điều này phải được cấp trong thời gian không quá 05 (năm) năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.

      3. Một người phiên dịch chỉ được làm phiên dịch cho một người hành nghề dược tại cùng một thời điểm mà người hành nghề đó đang hành nghề dược.

      Như vậy, trong cùng một thời điểm thì một người phiên dịch chỉ được làm phiên dịch cho một người hành nghề dược theo quy định trên.

      2. Người hành nghề dược được công nhận biết tiếng Việt thành thạo mà không phải qua kiểm tra trong trường hợp nào?

      Theo Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BYT' onclick="vbclick('5D2B5', '383121');" target='_blank'>Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BYT quy định tiêu chí để công nhận người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong hành nghề dược như sau:

      1. Người hành nghề dược được công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong hành nghề dược khi được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 6 Thông tư này kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

      2. Trường hợp người hành nghề đăng ký ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng Việt để hành nghề dược thì phải được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 6 Thông tư này kiểm tra để công nhận người hành nghề thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này. Ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược có thể là một trong các ngôn ngữ sau đây: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

      3. Người hành nghề dược được công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong hành nghề dược mà không phải qua kiểm tra khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

      b) Có chứng chỉ đã hoàn thành khóa đào tạo chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền có thời gian từ 12 (mười hai) tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

      c) Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

      Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại điểm a và b Khoản này phải được cấp trong thời gian không quá 05 (năm) năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.

      Theo đó, người hành nghề dược được công nhận biết tiếng Việt thành thạo mà không phải qua kiểm tra khi thuộc một trong các trường hợp quy định trên.

      3. Cơ sở giáo dục được thực hiện việc kiểm tra đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược?

      Tại Điều 6 Thông tư 07/2018/TT-BYT' onclick="vbclick('5D2B5', '383121');" target='_blank'>Điều 6 Thông tư 07/2018/TT-BYT quy định cơ sở giáo dục được thực hiện việc kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược như sau:

      Cơ sở giáo dục được thực hiện việc kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục kiểm tra ngôn ngữ trong hành nghề dược) khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

      1. Là trường đại học chuyên ngành y, dược của Việt Nam.

      2. Có khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ của một trong các ngôn ngữ quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này và đáp ứng việc đánh giá năng lực tiếng Việt trong chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

      3. Có ngân hàng đề thi để kiểm tra và công nhận biết Tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược.

      Như vậy, để được kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong hành nghề dược thì người có nhu cầu có thể tìm đến các trường đại học chuyên ngành y, dược của Việt Nam đáp ứng các điều kiện quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 5 Thông tư 07/2018/TT-BYT Tải về
    • Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BYT Tải về
    • Điều 6 Thông tư 07/2018/TT-BYT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn