Mức phạt cho người tham gia đánh nhau

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017

Chào mọi người như tiêu đề cho mình hỏi một việc như sau: Trong một lần nhậu thì trong lúc nhậu có một người khác tới phá không cho chúng tôi nhậu nên tôi bực mình chạy ra xô xát với người ta. Tôi bị người đó vật xuống và hét đất vào mắt nên không nhìn thấy gì. Vì thế nên tôi kêu 1 người trong bàn nhậu (A) chạy tới giúp. Nhưng khi A chạy tới thì người kia (B) bỏ chạy. Sau đó tôi rủ A chạy về nhà tôi lấy một thanh típ sắt đưa cho A và tôi cùng A chạy đi tìm B để đánh. Khi ra tới chỗ B thì có một số bạn của B đứng ra để khuyên B cùng tôi hòa giải. Lúc B đi đến chỗ tôi để xin lỗi tôi thì A đứng sau bất ngờ vung cây đánh vào đầu B gây thương tích. Sau đó tôi dẫn B về nhà tôi và ngủ cho đến hôm sau. Mức độ thương tích của B được giám định là 21%. Biên bản khai lúc đầu của tôi như trên và trùng với lời khai của B và A. Nhưng khi B thấy A không có đủ khả năng đền bù cho B nên B và A cùng nhau khai lại là do tôi xử A đánh B. A đã đủ 16 tuổi. Vì vậy cho tôi hỏi là như vậy là khi ra tòa mức phạt của tôi là như thế nào ? Người gây ra thương tích chính là A (dùng thanh sắt đánh vào đầu B gây thương tích 21%)

    • Với hành vi dùng thanh sắt đánh vào đầu B gây thương tích 21%, thì đây rơi vào khoản 2 Điều 104 BLHS với khung hình phạt là từ 02 năm đến 07 năm tù...

      Còn hành vi của bạn thì tùy mức độ mà xem xét vai trò đồng phạm trong vụ án này.

      Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

      “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

      e) Có tổ chức;

      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

      2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

      4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn