Mức xử phạt hành vi vi phạm điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 31/10/2018

Tôi là cán bộ thanh tra thị trường nên cũng phải thường xuyên theo dõi, cập nhật kiến thức pháp luật qua từng thời kỳ. Nhưng có những văn bản cũ rất khó khăn để có thể tra cứu. Vì vậy, tôi mong các chuyên gia có thể hỗ trợ tìm kiếm giúp tôi quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm trong năm 2013 được không? Nếu có thể tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia rất nhiều

Quý Linh (linh***@hotmail.com)

    • Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 91/2012/NĐ-CP ' onclick="vbclick('24E31', '267795');" target='_blank'>Điều 16 Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm sẽ bị xử phạt như sau:

      1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch theo quy định mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch;

      b) Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch theo quy định đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch bằng sản phẩm chưa được kiểm dịch;

      c) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch theo quy định không đúng chủng loại, số lượng ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch;

      d) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu, biến đổi về màu sắc, mùi vị;

      đ) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị đưa thêm tạp chất nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

      2. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn chưa được cơ quan thú y có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y với các mức sau:

      a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng khi sản phẩm có giá trị đến dưới 500.000 đồng;

      b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng;

      c) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

      d) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

      đ) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

      e) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

      g) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

      h) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

      i) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

      k) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

      3. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn đã qua kiểm tra vệ sinh thú y nhưng không đạt yêu cầu với các mức sau:

      a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi sản phẩm có giá trị đến dưới 500.000 đồng;

      b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng;

      c) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

      d) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.200.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

      đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

      e) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

      g) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

      h) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

      i) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

      k) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

      4. Phạt tiền đối với hành vi kinh doanh động vật trên cạn bị mắc bệnh, chết vì bệnh hoặc sản phẩm của động vật đó khi chưa được cơ quan thú y có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận được phép tiêu thụ với các mức phạt sau:

      a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị dưới 500.000 đồng;

      b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng;

      c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

      d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

      đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng;

      e) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị từ 8.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

      g) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi động vật, sản phẩm động vật có giá trị từ 15.000.000 đến dưới 30.000.000 đồng;

      h) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

      i) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

      k) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

      l) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi sản phẩm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

      5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Kinh doanh sản phẩm động vật mới được tiêm phòng vắc xin chưa đủ thời gian theo quy định;

      b) Kinh doanh sản phẩm động vật đã được sử dụng thuốc nhưng chưa đủ thời gian ngừng thuốc cần thiết theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

      c) Kinh doanh sản phẩm động vật đang trong thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch.

      6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc có chất tồn dư quá giới hạn cho phép.

      7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Kinh doanh sản phẩm động vật mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch;

      b) Kinh doanh sản phẩm động vật bị giết mổ bắt buộc ở dạng tươi sống;

      c) Kinh doanh sản phẩm động vật bị mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định phải tiêu hủy;

      d) Kinh doanh sản phẩm động vật chết không rõ nguyên nhân, động vật có biểu hiện bị trúng độc, nhiễm độc;

      đ) Kinh doanh sản phẩm động vật có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi;

      e) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;

      g) Kinh doanh sản phẩm động vật ở dạng tươi sống được bảo quản bằng hóa chất không được phép sử dụng;

      h) Kinh doanh sản phẩm động vật ở dạng tươi sống có tạp chất được đưa vào.

      8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc tạm dừng việc vận chuyển, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch để kiểm dịch theo quy định đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này;

      b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 1, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;

      c) Buộc thực hiện việc kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;

      d) Buộc thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định để bảo đảm an toàn thực phẩm khi sử dụng hoặc buộc tiêu hủy đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn đã qua kiểm tra vệ sinh thú y nhưng không đạt yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này;

      đ) Buộc thực hiện việc kiểm tra, thực hiện việc xử lý theo quy định để bảo đảm an toàn thực phẩm khi sử dụng hoặc buộc tiêu hủy đối với động vật trên cạn bị mắc bệnh, chết vì bệnh hoặc sản phẩm của động vật đó đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.

      Trên đây là nội dung quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 91/2012/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn