Nghiên cứu xây dựng và triển khai các chương trình, đề án ưu tiên trong vấn đề can thiệp về dinh dưỡng đến năm 2025 như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 31/05/2022

Nghiên cứu xây dựng và triển khai các chương trình, đề án ưu tiên trong vấn đề can thiệp về dinh dưỡng đến năm 2025 như thế nào? Các chỉ số theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch hành động đề án can thiệp về dinh dưỡng đến năm 2025 như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn. Cảm ơn anh chị.

    • Nghiên cứu xây dựng và triển khai các chương trình, đề án ưu tiên trong vấn đề can thiệp về dinh dưỡng đến năm 2025 như thế nào?

      Tại Mục II Phụ lục 1 Danh mục các chương trình, đề án, dự án can thiệp về dinh dưỡng đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-BYT năm 2022 có quy định về nghiên cứu xây dựng và triển khai các chương trình, đề án ưu tiên trong vấn đề can thiệp về dinh dưỡng đến năm 2025 như sau:

      II. Nghiên cứu xây dựng và triển khai các chương trình, đề án ưu tiên

      TT

      Tên chương trình, đề án

      Nội dung chính

      Thời gian xây dựng

      Đơn vị chủ trì

      Đơn vị phối hợp

      1.

      Đề án dinh dưỡng hợp lý nhằm chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

      Xây dựng các khuyến nghị, hướng dẫn về chế độ ăn, khẩu phần phù hợp với từng đối tượng, vùng miền.

      Thử nghiệm, giáo dục truyền thông, phổ biến, hướng dẫn, đánh giá hiệu quả.

      2022-2023

      Viện Dinh dưỡng

      Cục Y tế dự phòng

      Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

      Tổ chức Quốc tế

      2.

      Đề án chăm sóc dinh dưỡng nữ vị thành niên

      Xây dựng mô hình, giải pháp, giáo dục truyền thông về chăm sóc dinh dưỡng nữ vị thành niên nhằm cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, tăng cường dinh dưỡng hợp lý lành mạnh, bảo đảm sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân.

      2022-2023

      Viện Dinh dưỡng

      Cục Y tế dự phòng

      Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

      Tổ chức Quốc tế

      3.

      Đề án chăm sóc dinh dưỡng người cao tuổi

      Xây dựng mô hình, giải pháp, giáo dục truyền thông về chăm sóc dinh dưỡng người cao tuổi nhằm phòng chống các bệnh không lây nhiễm (đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương, sa sút trí tuệ, sức khỏe tâm thần…), nâng cao sức khỏe người cao tuổi

      2022-2023

      Viện Dinh dưỡng

      Cục Y tế dự phòng

      Cục Quản lý Khám chữa bệnh

      Tổ chức Quốc tế

      4.

      Đề án nâng cao chất lượng dinh dưỡng điều trị

      Nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ y tế thực hiện chuyên môn dinh dưỡng trong điều trị tại bệnh viện; truyền thông giáo dục, tư vấn bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân

      2022-2023

      Cục Quản lý Khám chữa bệnh

      Viện Dinh dưỡng

      Cục Y tế dự phòng

      Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

      Tổ chức Quốc tế

      5.

      Đề án kiểm soát yếu tố nguy cơ và phòng chống thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng ở người trưởng thành

      Nghiên cứu giải pháp, xây dựng chính sách, triển khai các hoạt động giáo dục truyền thông, phối hợp liên ngành trong phòng chống thừa cân béo phì, kiểm soát rối loạn chuyển hóa, yếu tố nguy cơ dinh dưỡng với bệnh không lây nhiễm.

      2022-2023

      Cục Y tế dự phòng

      Viện Dinh dưỡng

      Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

      Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

      Tổ chức Quốc tế

      6.

      Đề án nâng cao năng lực hệ thống triển khai Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng

      Sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác dinh dưỡng trên toàn quốc.

      2022-2023

      Viện Dinh dưỡng

      Cục Y tế dự phòng

      Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo

      Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

      Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

      Tổ chức Quốc tế

      7.

      Đề án về nâng cao khả năng ứng phó dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp

      Xây dựng kế hoạch ứng phó, đào tạo tập huấn nâng cao số lượng chất lượng cán bộ có chuyên môn trong ứng phó khẩn cấp, áp dụng các mô hình phù hợp theo địa phương trong ứng phó khẩn cấp về dinh dưỡng gồm phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

      2022-2023

      Cục Y tế dự phòng

      Viện Dinh dưỡng

      Vụ Kế hoạch - Tài chính

      Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

      Tổ chức Quốc tế

      8.

      Đề án tăng cường thông tin và giám sát dinh dưỡng bằng ứng dụng công nghệ số

      Xây dựng nghiên cứu các mô hình về giám sát chỉ tiêu dinh dưỡng bằng công nghệ số. Ứng dụng và đưa vào vận hành nhằm tăng cường số lượng chất lượng giám sát thông tin dinh dưỡng trên toàn quốc.

      2022-2023

      Cục Công nghệ thông tin

      Viện Dinh dưỡng

      Cục Y tế dự phòng

      Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

      Tổ chức Quốc tế

      Các chỉ số theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch hành động đề án can thiệp về dinh dưỡng đến năm 2025 như thế nào?

      Tại Phụ lục 2 Danh mục các chương trình, đề án, dự án can thiệp về dinh dưỡng đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-BYT năm 2022 có quy định về các chỉ số theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch hành động đề án can thiệp về dinh dưỡng đến năm 2025 như sau:

      PHỤ LỤC 2.

      CÁC CHỈ SỐ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

      TT

      Chỉ số

      Định nghĩa

      Nguồn thông tin

      Thông tin tuyến tỉnh theo dõi

      Thời điểm báo cáo

      1.

      Tỷ lệ trẻ 6-23 tháng có chế độ ăn chấp nhận tối thiểu

      Tỷ lệ trẻ 6-23 tháng được ăn đa dạng (bằng hoặc nhiều hơn 5/8 nhóm thực phẩm theo WHO) và ăn đủ bữa trong độ tuổi của trẻ trong ngày hôm trước

      Giám sát dinh dưỡng

      Điều tra dinh dưỡng toàn quốc

      x

      Hằng năm và cuối năm 2025

      2.

      Tỷ lệ người trưởng thành tiêu thụ đủ số lượng rau quả hằng ngày

      Tỷ lệ người trưởng thành ăn đủ mức rau quả khuyến cáo theo Tháp dinh dưỡng Việt Nam

      Điều tra dinh dưỡng toàn quốc

      2025

      3.

      Tỷ lệ hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm mức độ nặng và vừa

      Tỷ lệ hộ gia đình có điểm FIES về thiếu an ninh thực phẩm bằng hoặc trên 5 (FAO)

      Giám sát dinh dưỡng

      Điều tra dinh dưỡng toàn quốc

      Hằng năm và cuối năm 2025

      4.

      Tỷ lệ bệnh viện tổ chức thực hiện các hoạt động khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý cho người bệnh

      Tỷ lệ bệnh viện (trung ương, tỉnh, huyện) triển khai hoạt động dinh dưỡng theo Thông tư số 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 của Bộ Y tế

      Báo cáo của hệ thống y tế

      x

      2025

      5.

      Tỷ lệ xã có triển khai tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai, bà mẹ có con dưới 2 tuổi trong gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe do Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện

      Tỷ lệ xã triển khai tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và có con nhỏ dưới 2 tuổi trong gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe bởi cán bộ trạm y tế được đào tạo

      Báo cáo của hệ thống y tế

      x

      2025

      6.

      Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở khu vực miền núi ăn đa dạng các loại thực phẩm

      Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi ăn đa dạng (bằng hoặc nhiều hơn 5/10 nhóm thực phẩm) trong ngày hôm trước

      Giám sát dinh dưỡng

      Điều tra dinh dưỡng toàn quốc

      Hằng năm và cuối năm 2025

      7.

      Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi

      Tỷ lệ trẻ có chỉ số Chiều cao/Tuổi Z-Score <-2

      Giám sát dinh dưỡng

      Điều tra dinh dưỡng toàn quốc

      x

      Hằng năm và cuối năm 2025

      8.

      Tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm trẻ em dưới 5 tuổi

      Tỷ lệ trẻ có Cân nặng/chiều cao Z-Score <-2

      Giám sát dinh dưỡng

      Điều tra dinh dưỡng toàn quốc

      x

      Hằng năm và cuối năm 2025

      9.

      Tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh

      Tỷ lệ trẻ dưới 24 tháng được cho bú mẹ trong vòng 1 giờ sau khi sinh

      Giám sát dinh dưỡng

      Điều tra dinh dưỡng toàn quốc

      x

      Hằng năm và cuối năm 2025

      10.

      Tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ

      Tỷ lệ trẻ 0 đến dưới 6 tháng được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ngày hôm qua

      Giám sát dinh dưỡng

      Điều tra dinh dưỡng toàn quốc

      x

      Hằng năm và cuối năm 2025

      11.

      Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh dưới 2.500 gram

      Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh dưới

      Báo cáo của hệ thống y tế

      x

      2025

      12.

      Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em 5-18 tuổi

      Tỷ lệ trẻ có chỉ số Chiều cao/Tuổi Z-Score <-2

      Điều tra dinh dưỡng toàn quốc

      2025

      13.

      Tỷ lệ thừa cân béo phì trẻ em dưới 5 tuổi

      Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có Cân nặng/ chiều cao Z-score >+2

      Giám sát dinh dưỡng

      Điều tra dinh dưỡng toàn quốc

      x

      Hằng năm và cuối năm 2025

      14.

      Tỷ lệ thừa cân béo phì trẻ 5-18 tuổi

      Tỷ lệ trẻ 5-18 tuổi có chỉ số BMI/Tuổi Z-Score >+1SD

      Điều tra dinh dưỡng toàn quốc

      2025

      15.

      Tỷ lệ thừa cân béo phì ở người trưởng thành 19-64 tuổi

      Tỷ lệ người 18-69 tuổi có BMI >25 kg/m2

      STEPS

      2025

      16.

      Lượng muối tiêu thụ trung bình của dân số (15-49 tuổi)

      Lượng muối trung bình qua xét nghiệm nước tiểu (g/người/ngày)

      STEPS

      2025

      17.

      Tỷ lệ người 30-69 tuổi có cholesterol trong máu cao (>5,2 mmol/L)

      Tỷ lệ người trưởng thành có cholesterol trong máu cao (>5,2 mmol/L)

      STEPS

      2025

      18.

      Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người 30- 69 tuổi

      Tỷ lệ người có mức đường máu lúc đói >6,9 mmol/L hoặc

      Mức đường máu tại thời điểm 2 giờ sau ăn >11,1 mmol/l hoặc HbA1c >6,5%

      STEPS

      2025

      19.

      Tỷ lệ tăng huyết áp ở người 30-69 tuổi

      Tỷ lệ người 30-69 tuổi có huyết áp ≥ 140/90 mmHg

      STEPS

      2025

      20.

      Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai

      Tỷ lệ phụ nữ có thai có hàm lượng Hb

      Điều tra vi chất toàn quốc

      2025

      21.

      Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em 6-59 tháng tuổi

      Tỷ lệ trẻ em 6-59 tháng tuổi có hàm lượng Hb <110g/l

      Điều tra vi chất toàn quốc

      2025

      22.

      Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi

      Tỷ lệ phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ có hàm lượng Hb <20g/l

      Điều tra vi chất toàn quốc

      2025

      23.

      Tỷ lệ thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em 6-59 tháng tuổi

      Tỷ lệ trẻ 6-59 tháng tuổi có hàm lượng vitamin A trong huyết thanh dưới 0,70 μmol/L

      Điều tra vi chất toàn quốc

      2025

      24.

      Tỷ lệ thiếu kẽm huyết thanh ở trẻ em 6-59 tháng tuổi

      Tỷ lệ trẻ 6-59 tháng tuổi có hàm lượng kẽm trong huyết thanh dưới 9,9 μmol/L (sáng), hoặc dưới 8,7 μmol/L (chiều)

      Điều tra vi chất toàn quốc

      2025

      25.

      Mức trung vị i-ốt niệu của phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (18-49 tuổi)

      Giá trị trung vị của i-ốt trong nước tiểu của phụ nữ 18-49 tuổi tính theo mcg/dl

      Báo cáo của BV Nội tiết

      2025

      26.

      Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh hoặc gia vị mặn có i-ốt hằng ngày

      Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt và gia vị mặn có i-ốt hằng ngày

      Báo cáo của BV Nội tiết

      2025

      27.

      Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em nữ 10-14 tuổi ở khu vực miền núi

      Tỷ lệ trẻ em nữ 10-14 tuổi ở miền núi có hàm lượng Hb dưới 120 g/l

      Điều tra vi chất toàn quốc

      2025

      28.

      Tỷ lệ vitamin A trong sữa mẹ thấp ở phụ nữ cho con bú

      Tỷ lệ phụ nữ cho con bú có hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ dưới 1,05 μmol/L

      Điều tra vi chất toàn quốc

      2025

      29.

      Tỷ lệ thiếu kẽm huyết thanh ở phụ nữ có thai

      Tỷ lệ phụ nữ có thai có hàm lượng kẽm trong huyết thanh dưới 8,6 μmol/L (3 tháng đầu) và dưới 7,6 μmol/L (6 tháng cuối)

      Điều tra vi chất toàn quốc

      2025

      30.

      Tỷ lệ hộ gia đình dùng thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng (không bao gồm muối i-ốt)

      Tỷ lệ hộ gia đình dùng thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng (không gồm muối i-ốt)

      Điều tra vi chất toàn quốc

      2025

      31.

      Tỷ lệ các tỉnh, thành phố có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có kế hoạch ứng phó, tổ chức đánh giá, triển khai can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu trong tình huống khẩn cấp

      Tỷ lệ tỉnh có Kế hoạch ứng phó thiên tai thảm họa, dịch bệnh của tỉnh hằng năm có hợp phần dinh dưỡng trên toàn quốc và thực hiện các nội dung đó (trong tổng số tỉnh thành có nguy cơ được Bộ Y tế xác định hằng năm)

      Báo cáo của tỉnh cho Bộ Y tế

      x

      Hằng năm

      32.

      Tỷ lệ tỉnh, thành phố trên toàn quốc có cán bộ tuyến tỉnh được đào tạo về ứng phó dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp

      Tỷ lệ tỉnh có ít nhất 1 cán bộ được đào tạo về ứng phó dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp theo chương trình đào tạo quốc gia trên toàn quốc

      Báo cáo của tỉnh cho Bộ Y tế

      x

      2025

      33.

      Tỷ lệ tỉnh, thành phố có nguy cơ cao được bố trí nguồn ngân sách hằng năm dành cho hoạt động dinh dưỡng khẩn cấp

      Tỷ lệ tỉnh có nguồn ngân sách hằng năm dành cho hoạt động dinh dưỡng khẩn cấp (trong số tỉnh có nguy cơ được Bộ Y tế xác định hằng năm)

      Báo cáo của tỉnh cho Bộ Y tế

      x

      Hằng năm

      34.

      Tỷ lệ các tỉnh, thành phố có xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng

      Tỷ lệ tỉnh, thành phố trên toàn quốc có Kế hoạch xây dựng và được phê duyệt 5 năm 1 lần

      Báo cáo của tỉnh cho Bộ Y tế

      x

      2025

      35.

      Tỷ lệ các tỉnh, thành phố có phân bổ ngân sách địa phương hằng năm bảo đảm cho các hoạt động dinh dưỡng theo kế hoạch được phê duyệt

      Tỷ lệ tỉnh, thành phố trên toàn quốc có ngân sách hằng năm có phần ghi cho dinh dưỡng và được phê duyệt

      Báo cáo của tỉnh cho Bộ Y tế

      x

      Hằng năm

      36.

      Tỷ lệ cán bộ làm công tác dinh dưỡng trong các đơn vị, bộ phận thuộc lĩnh vực y tế dự phòng các tuyến được đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định

      Tỷ lệ đơn vị có ít nhất 1 cán bộ được đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định của ngành cho từng cấp

      Báo cáo của hệ thống y tế

      x

      2025

      37.

      Tỷ lệ cán bộ làm công tác dinh dưỡng trong bệnh viện đáp ứng các yêu cầu, năng lực triển khai hoạt động dinh dưỡng theo quy định hiện hành

      Tỷ lệ bệnh viện (các tuyến) đáp ứng được yêu cầu về năng lực theo Điều 6 và 7 của Thông tư số 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 của Bộ Y tế.

      Báo cáo của hệ thống y tế

      x

      2025

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn