Người đứng đầu phòng chụp X - quang có phải có chứng chỉ gì không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/12/2019

Cho tôi hỏi: Tôi là bác sĩ muốn đứng đầu phòng hoạt động chụp Xquang thì tôi có cần phải có đủ 3 giấy chứng nhận này không? 1 là Giấy chứng nhận nhân viên bức xạ. 2 là Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ. 3 là Người phụ trách an toàn bức xạ.

    • Người đứng đầu phòng chụp X - quang có phải có chứng chỉ gì không?
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ Khoản 3, Khoản 4 Điều 3 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN quy định:

      3. Sử dụng thiết bị bức xạ là việc sử dụng thiết bị bức xạ có gắn nguồn phóng xạ hoặc thiết bị phát tia X, không bao gồm máy gia tốc, thiết bị xạ trị, thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu.

      4. Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế là việc sử dụng thiết bị phát tia X trong chẩn đoán y tế, bao gồm thiết bị soi, chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình, thiết bị X-quang chụp răng, thiết bị X-quang chụp vú, thiết bị X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X-quang đo mật độ xương, thiết bị X-quang chụp can thiệp và chụp mạch, thiết bị X-quang thú y.

      Như vậy, thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế là một dạng của thiết bị bức xạ.

      Tại Điều 26 Luật năng lượng nguyên tử 2008 quy định trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ:
      ...
      2. Bố trí người phụ trách an toàn theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; quy định trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách an toàn bằng văn bản.
      ...

      => Như vậy, người đứng đầu phòng chụp X-quang phải bố trí người phụ trách an toàn bức xạ theo quy định trên.

      Điều 11 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế, trong đó có:

      1. Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo mẫu 01-II/ATBXHN quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

      2. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo mẫu 01-I/ATBXHN quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

      3. Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế theo mẫu 06-I/ATBXHN quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

      4. Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế theo mẫu 02-III/ATBXHN quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

      5. Bản sao quyết định thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký hành nghề. Trường hợp các loại giấy tờ này bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ký quyết định thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hành nghề;

      6. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất cung cấp thông tin như được khai trong phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin đã khai báo, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải tiến hành xác định lại các thông số kỹ thuật của thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế;

      7. Bản sao hợp đồng dịch vụ xác định liều chiếu xạ cá nhân với tổ chức, cá nhân được cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

      8. Bản sao chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn. Trường hợp chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này cùng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;

      9. Bản dịch các tài liệu tiếng nước ngoài.

      => Như vậy, bác sĩ đứng đầu phòng chụp X-quang phải cung cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn bức xạ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế.

      Trường hợp, người phụ trách an toàn bức xạ này chưa có chứng chỉ nhân viên bức xạ thì nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

      Ngoài ra, trong hồ sơ đề nghị đề nghị cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế không đòi hỏi có chứng chỉ của người phụ trách ứng phó sự cố.

      Như vậy, bản thân người đứng đầu phòng chụp X-quang không cần phải có 3 loại chứng chỉ nêu trên nhưng để được cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế thì phải cung cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn bức xạ.

      Trên đây là nội dung hỗ trợ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn