Nguyên tắc kê đơn thuốc hóa dược sinh phẩm trong điều trị ngoại trú

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/02/2018

Nguyên tắc kê đơn thuốc hóa dược sinh phẩm trong điều trị ngoại trú được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trang Anh, là sinh viên năm 3 trường Cao Đẳng dược Hà Nội, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là nguyên tắc kê đơn thuốc hóa dược sinh phẩm trong điều trị ngoại trú được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

    • Nguyên tắc kê đơn thuốc hóa dược sinh phẩm trong điều trị ngoại trú được quy định tại Điều 4 Thông tư 52/2017/TT-BYT kê đơn thuốc hóa dược sinh phẩm trong điều trị ngoại trú (có hiệu lực từ ngày 01/03/2018), cụ thể như sau:

      1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.

      2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.

      3. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.

      4. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:

      a) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.

      b) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.

      c) Dược thư quốc gia của Việt Nam;

      5. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này.

      6. Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân công bác sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh.

      7. Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

      8. Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2 Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người bệnh.

      10. Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều 6 Luật dược, cụ thể:

      a) Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;

      b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,

      c) Thực phẩm chức năng;

      d) Mỹ phẩm.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về nguyên tắc kê đơn thuốc hóa dược sinh phẩm trong điều trị ngoại trú. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc tại Thông tư 52/2017/TT-BYT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 4 Thông tư 52/2017/TT-BYT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn