Nguyên tắc thi đua trong ngành y tế

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 26/08/2017

Nguyên tắc thi đua trong ngành y tế được quy định thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Quảng Bình trong lĩnh vực y tế. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm các thông tin về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế. Trong đó, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ, mong được các chuyên gia giải đáp. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện nay thì việc thực hiện các hoạt động thi đua trong ngành y tế tuân theo nguyên tắc nào? Cụ thể văn bản nào điều chỉnh vấn đề này? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe! 

Xuân Hào (hao***@gmail.com)

    • Ngày 06/6/2011, Bộ Y tế ban hành Thông tư 20/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế. Thông tư này hướng dẫn về đối tượng thi đua và khen thưởng; tổ chức thi đua và tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, tuyến trình khen thưởng, hồ sơ, quy trình xét khen thưởng và lễ trao tặng; hội đồng thi đua - khen thưởng các cấp; quỹ thi đua, khen thưởng; quản lý, lưu trữ hồ sơ và báo cáo công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Y tế.

      Theo đó, nguyên tắc thi đua trong ngành y tế là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 20/2011/TT-BYT. Cụ thể bao gồm:

      a) Tự nguyện, tự giác, công khai.

      b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

      c) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua. Mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.

      Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hon vấn đề, chúng tôi gửi đến bạn một số thông tin về nguyên tắc khen thưởng trong ngành y tế như sau:

      - Bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ và kịp thời.

      - Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.

      - Khen thưởng phải bảo đảm thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn.

      - Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể nhỏ và những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ; khuyến khích khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn trong ngành; thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó và không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để nâng mức khen lần sau.

      - Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng.

      - Kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

      - Không xét khen thưởng đối với cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ, bị kỷ luật từ khiển trách trở lên; cá nhân trực tiếp phụ trách đơn vị mà để đơn vị xảy ra sai phạm từ hình thức cảnh cáo trở lên; tập thể có cá nhân vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên trong kỳ phát động thi đua; các trường hợp hồ sơ không đáp ứng các quy định về thủ tục và thời gian.

      Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nguyên tắc thi đua trong ngành y tế. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 20/2011/TT-BYT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 1 Điều 4 Thông tư 20/2011/TT-BYT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn