Nhà sản xuất hay người bán phải bồi thường khi xảy ra ngộ độc rượu?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 12/04/2017

Gần đây xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc rượu, có trường hợp gây chết người, vậy ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân?

    • Nhà sản xuất hay người bán phải bồi thường khi xảy ra ngộ độc rượu?
      (ảnh minh họa)
    • Rượu là một loại thực phẩm được quy định tại Khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010: “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”.

      Ngộ độc thực phẩm được giải thích ở khoản 10 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm như sau: “Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc”.

      Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, cần phải xác định được nguyên nhân gây ngộ độc thì mới xác định được cá nhân, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm bồi thường.

      Nếu cơ quan chức năng xác định được nguyên nhân gây ngộ độc rượu là do hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thì cá nhân tổ chức đó sẽ bị xử lý theo Điều 6 Luật An toàn thực phẩm như sau:

      "1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật…”.

      Theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức vi phạm gây ngộ độc thực phẩm có thể bị xử phạt như sau:

      - Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm

      Cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín... bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

      Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống từ một đến 3 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.

      Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.

      Theo điều 21, căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; nhà hàng... phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.

      - Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm

      1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép.

      2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.

      3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.

      4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng.

      5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

      6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại…”

      Ngoài xử phạt hành chính, tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả nghiêm trọng xảy ra mà cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị truy cứu hình sự về Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 244 Bộ luật hình sự 1999 với khung hình phạt cao nhất đến 15 năm tù.

      Như vậy, để xác định được cá nhân, tổ chức nào phải bồi thường khi xảy ra ngộ độc rượu, cần phải xác định được nguyên nhân gây ngộ độc và cá nhân, tổ cổ chức gây ra ngộ độc. Cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nêu trên.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn