Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng khoa dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 26/04/2019

Đang công tác tại một cơ sở y tế. Tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi. Thắc mắc có nội dung sau: Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng khoa dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện được quy định như thế nào?

    • Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng khoa dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 08/2011/TT-BYT hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện do Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:

      - Nhiệm vụ:

      + Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về việc tổ chức thực hiện công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện.

      + Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của khoa.

      + Kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các quy định chuyên môn về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm cho người bệnh. Kiểm tra việc quảng cáo, cung cấp và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng như: sữa và các loại thực phẩm dinh dưỡng bổ sung, thực phẩm chức năng, thực phẩm chế biến sẵn trong bệnh viện.

      + Đề xuất với Giám đốc bệnh viện thành lập và chỉ đạo hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện.

      + Báo cáo kịp thời với Giám đốc bệnh viện khi xuất hiện bệnh truyền qua thực phẩm.

      + Tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, tiết chế.

      + Phối hợp chặt chẽ với các khoa, phòng để thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và bảo đảm an toàn thực phẩm trong bệnh viện.

      + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc bệnh viện.

      - Quyền hạn:

      + Thực hiện các quyền hạn chung của Trưởng khoa.

      + Kiểm tra và yêu cầu các khoa lâm sàng thực hiện nghiêm chỉnh chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Báo cáo Giám đốc bệnh viện các sai phạm của các cá nhân, các khoa, phòng trong việc thực hiện các quy định về dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện.

      + Yêu cầu các đơn vị, cá nhân ngừng cung cấp dịch vụ ăn uống nếu vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và báo cáo Giám đốc bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời.

      + Tham gia Hội đồng thuốc và điều trị và các Hội đồng liên quan trong bệnh viện.

      + Phối hợp với khoa Dược đề xuất mua các sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng (các dung dịch đạm, đường, béo, vitamin, chất khoáng).

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn