Những từ, cụm từ nào không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/11/2018

Mọi người hãy giúp tôi trả lời các câu hỏi sau đây: Những từ, cụm từ nào không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc? Vấn đề này có được văn bản pháp luật nào nói đến hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

    • Căn cứ theo Khoản 6 Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành thì những từ, cụm từ không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc bao gồm:

      Các từ, cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự.

      Bên cạnh đó, tại Điều này còn có quy định về việc không được sử dụng các nội dung tạo ra cách hiểu như: Thuốc này là số một; thuốc này là tốt hơn tất cả; sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất; sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; thuốc này hoàn toàn vô hại; thuốc không có chống chỉ định; thuốc không có tác dụng không mong muốn; thuốc không có tác dụng có hại.

      Trên đây là câu trả lời về những từ, cụm từ không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn