Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/09/2022

Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn? Giám sát bệnh Niu-cát-xơn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn? Xử lý gia cầm mắc bệnh Niu-cát-xơn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn? Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Niu-cát-xơn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • 1. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

      Tại mục 2 Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

      2. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin

      2.1. Đối tượng phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin: gà các loại, chim cút;

      a) Trang trại, cơ sở nuôi gà, chim cút tập trung, trừ trường hợp được miễn tiêm phòng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.

      b) Đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình: Gà và chim cút do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.

      2.2. Phạm vi phòng bệnh: Khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.

      2.3. Thời gian tiêm phòng

      a) Tổ chức tiêm phòng theo quy trình nuôi và định kỳ tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm nuôi mới, đàn gia cầm hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ hoặc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;

      b) Liều lượng, đường tiêm hoặc nhỏ vắc-xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.

      2.4. Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng bệnh bằng vắc-xin cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả.

      2. Giám sát bệnh Niu-cát-xơn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

      Theo mục 4 Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

      4. Giám sát bệnh Niu-cát-xơn

      4.1. Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với gia cầm mới nuôi, gia cầm trong vùng có ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao.

      4.2. Giám sát lưu hành vi rút: Lấy mẫu dịch ngoáy hầu họng, dịch ngoáy ổ nhớp, mẫu phân tươi, mẫu bệnh phẩm để giám sát lưu hành vi rút Niu-cát-xơn.

      4.3. Giám sát sau tiêm phòng (chủ yếu được áp dụng ở các trại giống)

      a) Giám sát sau tiêm phòng để đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi được tiêm vắc-xin;

      b) Lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng.

      c) Thời điểm lấy mẫu: Sau 21 ngày kể từ thời điểm tiêm phòng gần nhất.

      4.4. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh Niu-cát-xơn trong đó có kế hoạch giám sát bệnh Niu-cát-xơn. Việc giám sát lưu hành vi rút và giám sát sau tiêm phòng được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

      3. Xử lý gia cầm mắc bệnh Niu-cát-xơn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

      Căn cứ mục 5 Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

      5. Xử lý gia cầm mắc bệnh

      5.1. Gia cầm mắc bệnh Niu-cát-xơn được xử lý như sau:

      a) Tiêu hủy ngay gia cầm chết, gia cầm mắc bệnh; cách ly gia cầm khỏe mạnh trong cùng đàn để chăm sóc nuôi dưỡng;

      b) Khuyến khích giết mổ tiêu thụ tại chỗ đối với gia cầm khỏe mạnh trong cùng đàn với gia cầm mắc bệnh, trường hợp không giết mổ phải nuôi cách ly để theo dõi.

      5.2. Việc xử lý gia cầm mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Niu-cát-xơn hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận gia cầm bị mắc bệnh Niu-cát-xơn.

      5.3. Việc xử lý tiêu hủy gia cầm mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.

      4. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Niu-cát-xơn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

      Căn cứ mục 6 Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

      6. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh

      6.1. Mẫu bệnh phẩm dùng để phát hiện mầm bệnh Niu-cát-xơn là dịch ngoáy hầu họng, dịch ngoáy ổ nhớp, mẫu phân tươi, đầu, cơ quan nội tạng của gia cầm mắc bệnh hoặc nguyên con gia cầm mắc bệnh.

      6.2. Mẫu bệnh phẩm phải được lấy, bao gói và bảo quản theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bảo quản ở nhiệt độ mát từ 2°C đến 8°C và chuyển ngay về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

      6.3. Bệnh Niu-cát-xơn cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh gia cầm khác như cúm gia cầm, CRD, viêm thanh khí quản, viêm phế quản truyền nhiễm, nấm do Mycoplasma, đậu gia cầm (thể bạch hầu), hội chứng giảm đẻ (EDS-76).

      6.4. Phương pháp xét nghiệm: Thực hiện theo quy trình chẩn đoán bệnh Niu-cát-xơn quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-4: 2011.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn