Quy định về quá trình điều tra, xử lý khi xảy ra tai biến sau tiêm chủng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017

Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi tên là Hoàng, tôi có một thắc mắc mong nhận được câu trả lời của ban biên tập. Hôm qua, tôi đọc báo có thấy trường hợp một cháu bé đang trong quá trình tiêm chủng bị xảy ra biến cố nặng. Ban biên tập cho tôi hỏi, quy định về quá trình điều tra, xử lý sau tiêm chủng như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Chân thành cảm ơn.

    • Điều tra, báo cáo và thông báo kết quả Điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng, theo đó:

      - Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức việc Điều tra và trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận báo cáo Điều tra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, Sở Y tế phải tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến sau tiêm chủng trên địa bàn (sau đây gọi chung là Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh) để:

      + Đánh giá, kết luận nguyên nhân gây tai biến nặng sau tiêm chủng;

      + Xác định trường hợp được bồi thường theo quy định tại Khoản 6 Điều 30 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Khoản 2 Điều 15 Nghị định này;

      + Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế có liên quan đến tai biến nặng sau tiêm chủng.

      - Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời Điểm có biên bản họp Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh, Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm:

      + Thông báo công khai và báo cáo Bộ Y tế về nguyên nhân gây tai biến nặng sau tiêm chủng;

      + Thông báo cho gia đình của người bị tai biến nặng sau tiêm chủng về nguyên nhân gây tai biến.

      - Trường hợp nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến tai biến nặng sau tiêm chủng do chất lượng vắc xin, Giám đốc Sở Y tế phải có văn bản quyết định tạm dừng sử dụng lô vắc xin liên quan trên địa bàn quản lý sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Y tế. Khi Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh có kết luận nguyên nhân tai biến nặng không liên quan đến chất lượng vắc xin, Giám đốc Sở Y tế quyết định cho phép sử dụng lại lô vắc xin đó và báo cáo Bộ Y tế.

      - Trong trường hợp cần thiết, Bộ Y tế tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn của Bộ Y tế để đánh giá lại kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh.

      Trên đây là quy định về quá trình điều tra, xử lý khi xảy ra tai biến sau tiêm chủng. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn