Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất gây ảo giác

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 31/10/2019

Cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì kết luận giám định đối với rối loại tâm thần và hành vi do sử dụng các chất gây ảo giác như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

    • Theo Quyết định 4293/QĐ-BYT năm 2019 thì rối loại tâm thần và hành vi do sử dụng các chất gây ảo giác như sau:

      1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:

      Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:

      a) Họ và tên;

      b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?

      c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:

      - Có bằng chứng về việc sử dụng các chất gây ảo giác;

      - Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định từng loại trạng thái lâm sàng:

      + Nhiễm độc cấp (F16.0): trạng thái bệnh lý nhất thời tiếp theo sau việc sử dụng các chất gây ảo giác với các biểu hiện (liên quan trực tiếp đến liều lượng chất gây ảo giác nhưng không liên quan đến thời gian sử dụng kéo dài):

      ■ Rối loạn ý thức,

      ■ Rối loạn nhận thức,

      ■ Rối loạn tri giác,

      ■ Rối loạn cảm xúc và hành vi.

      + Hội chứng nghiện (F16.2): Có ít nhất đồng thời 3 trong số các biểu hiện sau đây:

      ▪ Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng các chất gây ảo giác.

      ▪ Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng các chất gây ảo giác về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng.

      ▪ Một trạng thái cai sinh lý khi việc sử dụng các chất gây ảo giác bị ngừng lại hoặc giảm bớt.

      ▪ Có hiện tượng tăng dung nạp thuốc.

      ▪ Sao nhãng các thú vui hoặc các thích thú trước đây.

      ▪ Tiếp tục sử dụng các chất gây ảo giác mặc dù biết được hậu quả tác hại của chúng.

      + Rối loạn loạn thần (F16.5);

      ▪ Các triệu chứng loạn thần xuất hiện trong khi hoặc ngay sau khi sử dụng chất gây ảo giác.

      ▪ Ảo tưởng và ảo giác sinh động.

      ▪ Hiện tượng nhận nhầm.

      ▪ Rối loạn tâm thần vận động (kích động hoặc sững sờ).

      ▪ Rối loạn cảm xúc.

      ▪ Có thể có ý thức mù mờ nhưng không dẫn đến lú lẫn nặng.

      + Trạng thái loạn thần di chứng và khởi phát muộn (F16.7):

      ▪ Trong tiền sử có thời gian sử dụng kéo dài chất gây ảo giác.

      ▪ Triệu chứng loạn thần trực tiếp do sử dụng chất gây ảo giác gây ra, sau thời gian các triệu chứng loạn thần không mất đi mà còn tồn tại.

      ▪ Biến đổi về nhận thức.

      ▪ Rối loạn cảm xúc.

      ▪ Biến đổi nhân cách, tác phong.

      2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:

      a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:

      + Rối loạn loạn thần: do hoang tưởng và/ hoặc ảo giác chi phối.

      + Rối loạn tâm thần mức độ nặng.

      b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Đã có biến đổi nhân cách và hành vi hoặc một số rối loạn tâm thần mức độ nhẹ và vừa.

      c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Chưa có biến đổi nhân cách và không có rối loạn tâm thần.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn