Tổng hợp mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 31/10/2018

Gần nhà em có một cơ sở chuyên xuất nhập khẩu thực phẩm. Em thắc mắc: nếu cơ sở này vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thì có thể bị xử phạt ra sao? Xin Ban biên tập tư vấn giúp, chân thành cảm ơn. 

Thanh Xuân (xuan***@gmail.com)

    • Tổng hợp mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu sẽ bị xử phạt như sau:

      1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong nhập khẩu hoặc xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

      2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm:

      a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm, bản công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Chứng thư) và các loại giấy tờ, tài liệu khác;

      b) Cung cấp thông tin, sử dụng tài liệu không đúng sự thật về lô hàng, mặt hàng nhập khẩu để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm hoặc miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm hoặc để chuyển từ phương thức kiểm tra chặt sang phương thức kiểm tra thông thường;

      c) Đưa ra lưu thông trên thị trường lô hàng, mặt hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc đối tượng phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” trước khi thông quan mà không thực hiện theo quy định của pháp luật.

      3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc đối tượng áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm không có lấy mẫu kiểm nghiệm hoặc miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm mà sản phẩm hoặc lô sản phẩm lưu thông trên thị trường có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố; sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm không phù hợp với mức công bố.

      4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thực phẩm thuộc diện miễn kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu nhưng bị quốc gia nhập khẩu trả về mà không thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trước khi lưu thông trên thị trường.

      5. Hình thức xử phạt bổ sung:

      a) Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm;

      b) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

      c) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

      d) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 tháng đến 07 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

      đ) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 07 tháng đến 09 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

      6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

      b) Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều này;

      c) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;

      d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

      đ) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại Điều này.

      Trên đây là nội dung quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn