Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị về việc thực hiện dân chủ tại cơ sở khám chữa bệnh công lập

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/07/2021

Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị về việc thực hiện dân chủ tại cơ sở khám chữa bệnh công lập được quy định ra sao? Mong nhận hồi đáp.

    • Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị về việc thực hiện dân chủ tại cơ sở khám chữa bệnh công lập quy định tại Điều 14 Thông tư 05/2021/TT-BYT' onclick="vbclick('71C02', '344578');" target='_blank'>Điều 14 Thông tư 05/2021/TT-BYT, cụ thể như sau:

      1. Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị; nghiêm túc thực hiện các quy định tại Điều 4 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và quy định tại các điều 4, 6, 8 và 10 Thông tư này; bố trí kinh phí hằng năm để tổ chức thực hiện.

      2. Hằng tháng, tổ chức đối thoại trực tiếp để chủ động nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của viên chức, người lao động trong đơn vị, người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh; kịp thời trả lời, giải quyết những kiến nghị, thắc mắc nếu có.

      3. Triển khai các cuộc họp giao ban định kỳ, hằng tháng, hằng quý và 06 tháng để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của cơ quan, đơn vị. Cuối năm, người đứng đầu đơn vị phải tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động của đơn vị tại hội nghị viên chức, người lao động theo quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP .

      4. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

      5. Tiếp thu ý kiến phản ánh, phê bình của viên chức, người lao động. Khi viên chức, người lao động đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian để gặp và trao đổi.

      6. Thông báo công khai để viên chức, người lao động biết những việc được quy định tại các điều 4, 6 và 8 Thông tư này.

      7. Ban hành quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong đơn vị bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tiết kiệm kinh phí được cấp; thực hiện các quy định về công khai tài chính. Việc mua sắm thiết bị, phương tiện và các tài sản của đơn vị phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

      8. Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong đơn vị theo quy định, trừ những tài liệu thuộc dạng mật theo quy định của pháp luật.

      9. Xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của viên chức, người lao động và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết.

      10. Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị và người có hành vi trả thù, trù dập viên chức, người lao động kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

      Trân trọng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 14 Thông tư 05/2021/TT-BYT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn