Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/04/2022

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm? Bộ Công thương có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm? Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm?

    • Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm?

      Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm? Đây là nội dung thắc mắc Ban biên tập nhận được từ email của anh Hữu Chiến.

      Trả lời: Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 65 Luật an toàn thực phẩm 2010' onclick="vbclick('1A62A', '362454');" target='_blank'>Điều 65 Luật an toàn thực phẩm 2010 như sau:

      1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương để bảo đảm việc quản lý được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

      2. Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.

      3. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn.

      4. Bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.

      5. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng, ý thức của người tiêu dùng thực phẩm.

      6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.

      Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân các cấp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật an toàn thực phẩm 2010.

      Bộ Công thương có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm?

      Vì tính chất công việc có liên quan đến vấn đề quản lý an toàn thực phẩm nên tôi có thắc mắc mong Ban biên tập có thể tư vấn. Bộ Công thương có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm? Hy vọng Ban biên tập có thể giải đáp thắc mắc này giúp tôi trong thời gian sớm nhất, xin cảm ơn!

      Trả lời: Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công thương được quy định tại Điều 64 Luật an toàn thực phẩm 2010 như sau:

      1. Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

      2. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.

      3. Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

      4. Ban hành chính sách phát triển chợ, siêu thị; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

      5. Chủ trì việc phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm.

      6. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

      7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

      Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công thương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật an toàn thực phẩm 2010.

      Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm?

      Tôi có thắc mắc liên quan đến an toàn thực phẩm nên mong nhận được sự giải đáp từ Ban biên tập, cho tôi hỏi là trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn rất nhiều

      Trả lời: Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được quy định tại Điều 63 Luật an toàn thực phẩm 2010 như sau:

      1. Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

      2. Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối.

      3. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.

      4. Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

      5. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

      6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

      Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật an toàn thực phẩm 2010.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn