Trang thiết bị sử dụng trong chế biến vị thuốc cổ truyền

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/08/2017

Trang thiết bị sử dụng trong chế biến vị thuốc cổ truyền được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thanh Phong. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động chế biến các vị thuốc cổ truyền Việt Nam. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, trang thiết bị sử dụng trong chế biến vị thuốc cổ truyền bao gồm các loại trang thiết bị nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Thanh Phong (phong*****@gmail.com)

    • Trang thiết bị sử dụng trong chế biến vị thuốc cổ truyền được quy định tại Điều 2 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

      1. Dụng cụ làm sạch

      a) Bàn chải (lông, tre, đồng) để chải cho sạch đất, cát, bụi...;

      b) Giần, sàng, nong, nia, rổ, rá để loại tạp bẩn, phân loại và chọn lựa dược liệu được đồng nhất, tinh khiết hơn;

      c) Dụng cụ để chà - xát tách vỏ;

      d) Quạt thông gió và hút bụi.

      2. Dụng cụ rửa, ủ

      a) Chậu, thùng, bể;

      b) Máy rửa dược liệu: áp dụng cho các dược liệu có cấu tạo rắn chắc, nhiều kẽ bẩn, khó làm sạch, thường là các dược liệu có bộ phận dùng là thân rễ, củ, vỏ, quả...

      Có thể dùng loại có cấu tạo hình ống, thiết diện mặt sàng và được phun bởi các chùm tia nước mạnh hoặc loại thùng rửa cấu tạo 2 lớp với nguồn nước sạch được cấp trực tiếp, có thể hoạt động tĩnh hoặc lắp động cơ tạo độ rung nhẹ, có thể quay nghiêng thuận tiện khi cho dược liệu vào và lấy ra. Các loại máy này có để rửa các dược liệu có cấu tạo mỏng manh.

      3. Dụng cụ thái, chặt dược liệu

      a) Dao cầu: Được dùng để thái nhiều loại dược liệu, kể cả dược liệu có thể chất cứng;

      b) Dao bào: Thường dùng để bào dược liệu sau khi đồ có thể chất dẻo, cần lát mỏng;

      c) Máy thái, băm, chặt: Có nhiều loại máy thái được chế tạo và thiết kế cho phù hợp với sự đa dạng của dược liệu, bao gồm một số loại chính:

      - Máy thái cho dược liệu ở dạng phiến vát: Máy thường có cấu tạo lưỡi dao quay tròn;

      - Máy thái cho dược liệu ở dạng lát tròn ngang thớ: Lưỡi dao vuông góc với chiều dài dược liệu;

      - Máy băm, chặt dược liệu: lưỡi dao ở vị trí cố định, mặt bàn thái di chuyển (các loại dược liệu thân thảo: Nhân trần, Ích mẫu...).

      4. Dụng cụ nấu, chưng, đồ

      a) Nồi, chõ bằng nhôm hoặc inox (không dùng nồi gang). Thể tích nồi, chõ phụ thuộc vào thể chất và số lượng dược liệu cần chế biến;

      b) Trường hợp sản xuất với quy mô công nghiệp thì có thể sử dụng các loại nồi nấu 2 vỏ với nguồn nhiệt hơi.

      5. Dụng cụ sao thuốc

      a) Chảo: Chảo gang hoặc chảo nhôm sử dụng nguồn nhiệt: Than, điện, dầu, gas;

      b) Máy sao dược liệu: Nên thiết kế loại lòng ống hẹp bằng nhôm (không nên bằng inox vì rất dễ cháy dược liệu khi sao) và quay với tốc độ vừa phải.

      6. Thiết bị làm khô dược liệu

      Căn cứ vào nguồn năng lượng sử dụng có thể phân chia thành 3 loại tủ sấy chính:

      - Sấy bằng nhiệt than, gas, dầu;

      - Tủ sấy bằng nhiệt điện;

      - Tủ sấy bằng nhiệt hơi.

      Đối với các dược liệu quý hoặc dễ bị biến đổi do nhiệt tốt nhất nên sử dụng tủ sấy chân không (sấy ở áp suất giảm).

      Trên đây là nội dung tư vấn về trang thiết bị sử dụng trong chế biến vị thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn