Trong quá trình xây dựng pháp luật liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS thì người bị nhiễm HIV có được tham gia ý kiến không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/07/2022

Người bị nhiễm HIV có được tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng pháp luật liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS không? Trách nhiệm điều trị người nhiễm HIV được quy định như thế nào? 

Tôi bị nhiễm HIV được 1 năm và theo phác đồ chẩn đoán thì tôi đang bị nhiễm HIV ở giai đoạn 2. Tôi nghe tin là sắp tới Nhà nước có tổ chức lấy ý kiến và xây dựng pháp luật chính sách phòng chống HIV thì tôi không biết có được tham gia để đóng ý kiến của mình không? Trách nhiệm điều trị người nhiễm HIV được quy định như thế nào? Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • Người bị nhiễm HIV có được tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng pháp luật liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS không?

      Căn cứ Điều 20 Luật P được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020' onclick="vbclick('598C8', '368366');" target='_blank'>Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020 về người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao tham gia phòng, chống HIV/AIDS như sau:

      1. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao có quyền tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

      2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ cho người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao tham gia nhóm giáo dục đồng đẳng và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS theo quy định cửa pháp luật.

      3. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được thực hiện các hoạt động sau đây:

      a) Tuyên truyền và tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định của Chính phủ;

      b) Cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, sinh phẩm tự xét nghiệm HIV cho người có hành vi nguy cơ cao khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định Chính phủ;

      c) Tư vấn và hỗ trợ cho người có hành vi nguy cơ cao tham gia điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV;

      d) Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV;

      đ) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS;

      e) Các hoạt động khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.

      Như vây, bạn có quyền tham gia đóng góp ý kiến khi Nhà nước tổ chức xây dựng chính sách phòng chống HIV và Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho người bị HIV tham gia.

      Trách nhiệm điều trị người nhiễm HIV được quy định như thế nào?

      Tại Điều 38 Luật này về trách nhiệm điều trị người nhiễm HIV, theo đó:

      1. Cơ sở y tế có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV; trường hợp điều trị bằng thuốc kháng HIV thì cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Y tế.

      2. Thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm điều trị người nhiễm HIV và giải thích cho họ hiểu về HIV/AIDS để tự giữ gìn sức khỏe và phòng lây nhiễm HIV cho người khác.

      3. Người nhiễm HIV mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS thuộc chuyên khoa nào được cứu chữa tại chuyên khoa đó hoặc tại chuyên khoa riêng và được đối xử bình đẳng như những người bệnh khác.

      4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phác đồ điều trị bằng thuốc kháng HIV.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn