Trường hợp nào phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/07/2020

Công ty mình là công ty thực phẩm ở Dĩ An, Bình Dương mới đi vào hoạt động được 1 thời gian. Ở khu vực đóng gói, xếp hàng hóa thì ở cùng 1 mặt bằng làm việc đó ước chừng có khoảng 350 công nhân cùng làm việc. Mình muốn hỏi về việc bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu có bắt buộc hay không? 

    • Khoản 1 Điều 8 Thông tư 19/2016/TT-BYT có quy định:

      Trường hợp trên 300 người cùng lao động tập trung trên một mặt bằng phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu.

      Do đó trường hợp công ty bạn có 350 công nhân cùng làm việc trên cùng một mặt bằng thì phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu.

      Khu vực sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

      - Phải đủ rộng để đặt cáng cứu thương và có chỗ cho người bị tai nạn lao động nằm và được thông khí, chiếu sáng và có biển hiệu (chữ thập);

      - Bố trí gần nhà vệ sinh, dễ tiếp cận với khu vực lao động, sản xuất và dễ dàng trong công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc vận chuyển người lao động khi bị tai nạn lao động;

      - Danh mục trang thiết bị của khu vực sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn