Từ ngày 1/7/2017 Alcol polyvinyl có nằm trong Danh mục thuốc không kê đơn không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/06/2017

Từ ngày 1/7/2017 Alcol polyvinyl có nằm trong Danh mục thuốc không kê  đơn không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thiện Thanh hiện đang sống và làm việc tại Cần Thơ. Tôi đang làm việc tại một tiệm thuốc tây nhỏ gần nhà. Tôi nghe thông tin về Danh mục thuốc không kê đơn sắp được áp dụng vào ngày 1/7/2017. Tôi muốn hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật từ ngày 1/7/2017 Alcol polyvinyl có nằm trong Danh mục thuốc không kê  đơn không? Vấn đề này được quy định tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

    • Danh mục thuốc không kê đơn ban hành kèm theo Thông tư 07/2017/TT-BYT (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2017) Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, theo đó:

      Alcol polyvinyl thuộc danh mục thuốc không kê đơn.

      Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật gửi đến bạn những thông tin sau:

      Alcol polyvinyl được dùng để làm giảm khô mắt hoặc kích ứng mắt do điều kiện môi trường.

      Những lưu ý khi dùng thuốc:

      - Ðể tránh nhiễm bẩn thuốc, không được chạm vào chóp lọ nhỏ vào bề mặt của mắt.

      - Nếu mắt bị đau, thay đổi thị lực, kích ứng hoặc đỏ mắt kéo dài, hoặc nếu tình trạng mắt xấu đi hoặc vẫn còn trên 72 giờ, nên chẩn đoán lại bệnh.

      - Không được dùng nếu dung dịch đổi màu hoặc trở nên đục.

      - Không có lý do đặc biệt tránh dùng thuốc nhỏ mắt polyvinyl alcohol ở phụ nữ có thai và cho con bú

      Thuốc nhỏ mắt trong điều trị bệnh viêm kết mạc gồm các loại sau:

      - Thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn: loại thuốc nhỏ mắt dùng để điều trị VKM do nhiễm khuẩn, trong thành phần là các kháng sinh phổ rộng như: choramphenicol, neomycin, tobramycin, offloxacin, sulfocetamid, polymycin B... Nên lưu ý với loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh không được sử dụng với thời gian quá một tuần.

      - Thuốc nhỏ mắt kháng viêm: loại thuốc nhỏ mắt mà trong thành phần là các corticoid như: dexamethason, fluoromethason, prednisolon... hay thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) như diclofenac. Do có tính chất kháng viêm hay vừa kháng viêm vừa kháng dị ứng (nhóm thuốc corticoid) nên thuốc nhỏ mắt loại này thường được sử dụng để làm giảm bớt sưng đỏ ở mắt do VKM. Cần lưu ý với loại thuốc nhỏ mắt có corticoid khi dùng trong một thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…

      - Thuốc nhỏ mắt kháng dị ứng: loại thuốc nhỏ mắt dùng để điều trị VKM do dị ứng. Trong thành phần là các kháng histamin H1, như: chlorpheniramin, antazoline, diphenhydramin... nên rất hiệu quả để làm giảm triệu chứng ngứa mắt do dị ứng

      - Thuốc nhỏ mắt kháng kích ứng: thuốc nhỏ mắt mà thành phần là các chất bôi trơn và nước mắt nhân tạo như: glycerin, polyvidon, polyvinyl alcohol… giúp ngăn ngừa tình trạng khô, xốn mắt hay chất co mạch cục bộ như: naphazoline, tetrahydrozoline… có tác dụng chống sung huyết mắt do kích ứng

      - Thuốc nhỏ mắt kết hợp: trong thành phần là sự kết hợp hai hay nhiều nhóm thuốc với nhau như kháng sinh, kháng viêm corticoid… giúp tăng hiệu quả điều trị.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Danh mục thuốc không kê đơn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 07/2017/TT-BYT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • danh mục thuốc không kê đơn ban hành kèm theo Thông tư 07/2017/TT-BYT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn