Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật răng - hàm - mặt

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/04/2019

Hàm răng giúp người cao tuổi ăn uống được bình thường nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động và tu bổ cho các cơ quan của cơ thể. Song, qua nhiều năm hàm răng đã bị hao mòn và suy yếu. Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập cho tôi hỏi là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật răng - hàm - mặt được quy định cụ thể ra sao? Có văn bản nào hướng dẫn về vấn đề này không?

Tuấn (***@yahoo.com)

    • Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật răng - hàm - mặt được quy định tại Chương 13 Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật răng - hàm - mặt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 2 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

      Bệnh, tật hệ Răng - Hàm - Mặt

      Tỷ lệ (%)

      I. Răng

      1. Răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc thẳng có lợi trùm

      1.1. Chưa có biến chứng

      1-3

      1.2. Đã có biến chứng tại chỗ (viêm nhiễm, sâu cổ răng 7...)

      6-10

      2. Răng sâu ngà sâu; Mòn cổ răng; Mòn mặt nhai; Thiểu sản men răng (chưa hoặc đã điều trị)

      2.1. Từ 5 đến 10 răng

      3-5

      2.2. Từ 11 đến 20 răng

      6-10

      2.3. Trên 20 răng

      11-15

      3. Mất răng

      3.1. Mất mỗi răng cửa, răng nanh (số 1, 2, 3)

      1,50

      3.2. Mất mỗi răng hàm nhỏ (số 4, 5)

      1 25

      3.3. Mất mỗi răng hàm lớn số 7

      1 50

      3.4. Mất mỗi răng hàm lớn số 6

      2

      3.5. Mất toàn bộ răng hai hàm

      31

      3.6. Mất toàn bộ 1 hàm hoặc mất từ 20 răng trở lên ở cả 2 hàm

      21-25

      3.7. Mất từ 8 đến 19 răng ở cả 2 hàm

      15- 18

      3.8. Mất dưới 8 răng ở cả hai hàm thi tính tỷ lệ theo Mục 3.1 đến 3.4

      Ghi chú: Răng viêm tủy, hoại tử tủy chưa điều trị hoặc có biến chứng viêm quanh cuống răng gây mất khả năng nhai; Răng bị gãy, vỡ hoàn toàn thân răng; răng lung lay nhiều (độ 3, độ 4), không còn tác dụng nhai, có chỉ định nhổ thì coi như mất răng: Áp dụng tỷ lệ theo Mục 3

      Mất một răng thì răng đối xứng không còn tác dụng nữa nên tỷ lệ được nhãn đôi (nếu không lắp răng giả).

      Trường hợp đã lắp răng giả thì tính bằng 50% của tỷ lệ mất mỗi răng.

      II. Bệnh quanh răng

      1. Viêm lợi

      1.1. Viêm lợi mạn tính toàn bộ một hàm hoặc có từ 12 răng trở xuống bị viêm lợi mạn tính ở cả hai hàm

      3-5

      1.2. Viêm lợi mạn tính toàn bộ hai hàm hoặc có trên 12 răng bị viêm lợi mạn tính ở cả hai hàm

      6-10

      2. Viêm quanh răng

      2.1. Viêm quanh răng thời kỳ đầu toàn bộ một hàm hoặc có từ 12 răng bị viêm quanh răng ở cả hai hàm, túi lợi sâu ≤ 3 mm

      6-10

      2.2. Viêm quanh răng thời kỳ đầu toàn bộ hai hàm hoặc có trên 12 răng bị viêm quanh răng ở cả hai hàm, túi lợi sâu ≤ 3 mm

      11-15

      2.3. Viêm quanh răng nặng toàn bộ một hàm hoặc có từ 12 răng trở xuống bị viêm quanh răng nặng ở cả hai hàm, túi lợi sâu ³ 4 mm

      16-20

      2.4. Viêm quanh răng nặng toàn bộ hai hàm hoặc có trên 12 răng bị viêm quanh răng nặng ở cả hai hàm, túi lợi sâu ³ 4 mm

      21-25

      3. Viêm quanh răng có biến chứng mất răng:

      3.1. Mất dưới 19 răng: Cộng lùi tỷ lệ viêm quanh răng với tỷ lệ mất răng (Mục 3.1 đến 3.4 và 3.7)

      3.2. Mất từ 20 răng trở lên: áp dụng tỷ lệ mất răng Mục 3.5 và 3.6

      III. Bệnh lý khớp Thái dương-Hàm

      1. Viêm khớp Thái dương - Hàm mạn tính; Thoái hóa khớp Thái dương - Hàm (một hoặc cả hai bên) hoặc trật khớp hàm hay tái phát

      16-20

      2. Viêm khớp Thái dương - Hàm mạn tính; Thoái hóa khớp Thái dương - Hàm (một hoặc cả hai bên) gây dính khớp, hạn chế há miệng

      2.1. Từ 1,5 cm đến 3 cm

      21-25

      2.2. Dưới 1,5 cm

      36-40

      IV. Sai khớp cắn

      1. Khớp cắn loại I (răng chen chúc lộn xộn)

      1-3

      2. Khớp can Angle II

      6-10

      3. Khớp cắn Angle III

      11-15

      4. Khớp cắn chéo

      6-10

      5. Khớp cắn hở (ở vùng răng cửa) răng cắn sâu

      11-15

      V. Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt

      1. Khe hở môi đơn thuần

      1.1. Khe hở môi không toàn bộ một bên

      11-15

      1.2. Khe hở môi không toàn bộ hai bên

      16-20

      2. Khe hở môi toàn bộ

      2.1. Khe hở môi toàn bộ một bên

      16-20

      2.2. Khe hở môi toàn bộ hai bên

      26-30

      3. Khe hở vòm miệng đơn thuần

      3.1. Khe hở lưỡi gà

      11-15

      3.2. Khe hở lưỡi gà - vòm miệng mềm

      26-30

      3.3. Khe hở lưỡi gà - vòm miệng mềm - vòm miệng cứng tới lỗ răng cửa trước

      31-35

      4. Khe hở môi kết hợp với khe hở vòm miệng

      4.1. Một bên

      41-45

      4.2. Hai bên

      51-55

      5. Khe hở mặt hiếm (Khe hở chéo mặt; Khe hở ngang mặt)

      41-45

      6. Các biến dạng mặt trong quá trình phát triển (Teo nửa mặt dần dần; Quá phát nửa mặt)

      46-50

      7. Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt đã phẫu thuật không ảnh hưởng đến chức năng phát âm, hô hấp, ăn nhai, chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ

      11-15

      8. Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt đã phẫu thuật có ảnh hưởng đến chức năng phát âm, hô hấp, ăn nhai và thẩm mỹ

      31-35

      9. Dị dạng lưỡi (Lưỡi sẻ đôi ở đầu lưỡi; Dính lưỡi vào sàn miệng; Tật lưỡi to hoặc phì đại lưỡi...)

      9.1. Chưa ảnh hưởng chức năng lưỡi (phát âm, nuốt, hô hấp...)

      6-10

      9.2. Có ảnh hưởng chức năng lưỡi

      21-25

      VI. Ung thư vùng miệng - hàm mặt

      1. Chua di căn

      61

      2. Đã di căn

      81

      VII. Nang và u lành tính vùng miệng - hàm mặt:

      1. U hoặc nang chưa làm biến dạng xương vùng hàm mặt nhưng có ảnh hưởng thẩm mỹ (u máu, u sắc tố...): Áp dụng tỷ lệ tổn thương mục tương ứng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật da và mô dưới da

      2. U hoặc nang làm biến dạng xương hàm trên hoặc dưới; ảnh hưởng thẩm mỹ; sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng ăn nhai...

      21-25

      3. U hoặc nang làm biến dạng cả xương hàm trên và dưới; ảnh hưởng thẩm mỹ; sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng ăn nhai...

      31-35

      4. Sau điều trị phẫu thuật u, nang xương hàm trên hoặc xương hàm dưới

      6-10

      4.1. Kết quả tốt, ảnh hưởng ít tới chức năng hoặc thẩm mỹ

      6-10

      4.2. Ảnh hưởng thẩm mỹ

      11-15

      4.3. Kết quả không tốt, can xấu, di lệch khớp cắn

      21-25

      4.4. Kết quả không tốt, can xấu, viêm xương, di lệch khớp cắn, ảnh hưởng thẩm mỹ...

      26-30

      5. Khuyết một phần xương hàm trên hoặc một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng)

      31-35

      6. Khuyết một phần xương hàm trên và một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng)

      6.1. Cùng bên

      41-45

      6.2. Khác bên

      51-55

      6.3. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc xương hàm dưới

      61

      Ghi chú: Trong trường hợp phẫu thuật phải ghép xương, ghép mô, da, cơ ... tự thân thì tỷ lệ được cộng thêm (cộng lùi) với tỷ lệ của phần xương, mô... đã lấy.

      VIII. Các bệnh lưỡi (phải phẫu thuật)

      1. Mất một phần nhỏ đầu lưỡi, có ảnh hưởng đến ăn, nói

      11-15

      2. Cắt cụt 1/2 đến 2/3 lưỡi

      31-35

      3. Cắt cụt (mất) 3/4 lưỡi, kể từ đường gai chữ V trở ra (còn gốc lưỡi)

      51-55

      Ghi chú: Nếu liệt lưỡi do tổn thương thần kinh áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh

      IX. Tổn thương hệ thống tuyến nước bọt

      1. Gây tăng tiết nước bọt

      3-5

      2. Chưa gây khô miệng hoặc tắc ống tuyến nước bọt

      6-10

      3. Gây hậu quả khô miệng

      21-25

      X. Phần mềm, sẹo

      1. Khuyết hổng lớn ở chung quanh hốc miệng, tổn thương môi, má nhưng chưa được phẫu thuật tạo hình làm trở ngại đến ăn, uống, nói

      51-55

      1.1. Kết quả sau phẫu thuật tốt, nhưng có ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ

      26-30

      1.2. Kết quả sau phẫu thuật chưa tốt, còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng

      31-35

      XI. Viêm loét ở niêm mạc miệng

      1. Nếu là triệu chứng biểu hiện tại miệng do các bệnh, tật không thuộc Răng Hàm Mặt gây ra áp dụng tỷ lệ theo bệnh, tật là nguyên nhân gây viêm loét niêm mạc miệng

      2. Viêm loét niêm mạc miệng: ecpet; áp-tơ... hay tái phát, ảnh hưởng nhiều đến ăn uống

      1-3

      Ghi chú: Các tổn thương da và phần mềm khác áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật Da và mô dưới da

      XII. Dị dạng, dị tật Răng Hàm mặt

      1. Dị dạng dị tật Răng Hàm Mặt tương tự như các tổn thương Răng Hàm Mặt đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thì được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng

      2. Dị dạng dị tật Răng Hàm mặt khác

      2.1. Chưa gây tổn thương chức năng

      0-5

      2.2. Gây tổn thương chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng

      2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra

      2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ Mục 2.3 và cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng


      Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật răng - hàm - mặt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn