Vị thuốc Thương truật là gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/08/2017

Vị thuốc Thương truật là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Mai Phương Duyên. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động chế biến các vị thuốc cổ truyền Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, vị thuốc Thương truật là gì? Vị thuốc này được chế biến như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Mai Phương Duyên (phuongduyen*****@gmail.com)

    • Khái niệm vị thuốc Thương truật được quy định tại Mục 90 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

      Vị thuốc Thương truật là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thương truật (Atractylodes chinensis (DC). Koidz, A. lancea Thunb., A. japonica Koidz., họ Cúc (Asteraceae)

      Vị thuốc Thương truật được chế biến theo bốn phương pháp là phương pháp chế biến Thương truật phiến, phương pháp chế biến Thương truật sao qua, phương pháp chế biến Thương truật sao vàng và phương pháp chế biến Thương truật sao cháy. Trong đó:

      - Đối với phương pháp chế biến Thương truật phiến thì thực hiện đem Thương truật được rửa sạch, ủ mềm, thái phiến dầy 1 -3 mm, phơi khô.

      - Đối với phương pháp chế biến Thương truật sao qua thì đem Thương truất Sao lửa nhỏ đến khi phiến thuốc khô, mùi thơm đặc trưng. Lấy ra để nguội, loại bỏ mảnh vụn, để nguội, đóng gói. Thương truật sao qua là phiến thuốc dầy 1 - 3 mm, khô giòn, mùi thơm đặc trưng. Bề mặt phiến có màu trắng dục hay vàng nhạt, rải rác có nhiều chấm màu vàng đậm hay nâu nhạt của túi tiết tinh dầu.

      - Đối với phương pháp chế biến Thương truật sao vàng thì đem Thương truật Sao lửa vừa đến khi phiến thuốc có màu vàng đậm rõ rệt so với mẫu sống, mùi thơm đặc trưng, khô giòn, lấy ra để nguội, loại bỏ mảnh vụn, để nguội, đóng gói. Thương truật sao vànglà phiến thuốc dầy 1 - 3 mm, khô giòn, mùi thơm đặc trưng. Bề ngoài mặt phiến có màu vàng tối hay vàng nhạt, rải rác có nhiều chấm màu vàng đậm hay nâu nhạt của túi tiết tinh dầu.

      - Đối với phương pháp chế biến Thương truật sao cháy thì đem Thương truật Sao lửa to, đảo đều đến khi bề mặt phiến thuốc có màu đen nâu; bên trong màu nâu, mùi thơm cháy, lấy ra để nguội, loại bỏ mảnh vụn, để nguội, đóng gói. Thương truật sao cháy là phiến thuốc dầy 1 - 3 mm, khô giòn, mùi thơm cháy bề mặt phiến thuốc có màu đen nâu, bên trong màu nâu.

      Vị thuốc Thương truất có vị cay, đắng; tính ôn. Quy kinh tỳ, vị.

      - Vị thuốc Thương truật sao qua có công năng trừ phong thấp và được dùng để chủ trị các bệnh về viêm khớp cấp tính; đau nhức xương, khớp; chân tay tê bại; đường huyết tăng (thể không phụ thuộc insulin).

      - Vị thuốc Thương truật sao cháy, sao vàng có công năng hóa thấp kiện tỳ và được dùng để chủ trị các bệnh về chứng thấp trệ ở tỳ, vị do nhiễm khuẩn gây đầy bụng, ỉa chảy, viêm đại tràng mạn tính.

      Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Thương truật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn