Vị thuốc Tử Uyển là gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2017

Vị thuốc Tử Uyển là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Thị Lệ Chi. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động chế biến các vị thuốc cổ truyền Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, vị thuốc Tử Uyển là gì? Vị thuốc này được chế biến như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Trần Thị Lệ Chi (lechi*****@gmail.com)

    • Khái niệm vị thuốc Tử Uyển được quy định tại Mục 98 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

      Vị thuốc Tử Uyển là rễ và thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tử uyển (Aster tataricus L.f.), họ Cúc (Asteraceae).

      Vị thuốc Tử Uyển được chế biến theo hai phương pháp là phương pháp chế biến Tử uyển phiến và phương pháp chế biến Tử uyển chế mật. Trong đó:

      - Đối với phương pháp chế biến Tử uyển phiến thì thực hiện loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm khoảng 10-15 phút, thái phiến và phơi khô. Từ uyển phiến là rễ lớn, nhỏ không đều. Mặt ngoài màu đỏ hơi tía sẫm hoặc màu vàng xám sẫm, có vân nhăn dọc. Chất rễ tương đối dai, mềm. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt hơi đắng.

      - Đối với phương pháp chế biến Tử uyển chế mật thì để chế biến 1,0 kg Tử uyển chế mật thì cần 1,0 kg Tuer uyển và 0,25 kg mật ong. Theo đó, thực hiện đem mật ong đã luyện được hòa loãng với 1000 ml nước sôi, trộn đều với Tử uyển phiến, ủ đến khi mật ong thấm đều, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi không dính tay, lấy ra và để nguội. Từ uyển chế mật là rễ lớn, nhỏ không đều. Mặt ngoài màu đỏ tía sẫm. Thể chất dai, khi nắm hơi dính vào nhau nhưng khi thả tay các phiến thuốc không được dính vào nhau. Thơm đặc trưng của dược liệu và mật ong, vị hơi ngọt.

      Vị thuốc Tử uyển có vị đắng, tính nóng. Quy kinh phế. Có công năng tuyên phế, hóa đàm, chỉ khái. Tử uyển chế mật có tác dụng tăng cường nhuận phế hóa đờm và được dùng để chủ trị các bệnh ho do phong hàn và suyễn mới hoặc lâu ngày kèm nhiều đàm, hư hao.

      Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Tử Uyển. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn