Việc giám sát lâm sàng (giám sát bị động) bệnh Dại trên động vật được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/01/2022

Việc giám sát lâm sàng (giám sát bị động) bệnh Dại trên động vật được quy định thế nào theo chương trìng quốc gia? Mong được giải đáp

    • 1. Trách nhiệm Giám sát lâm sàng (giám sát bị động) bệnh Dại trên động vật.

      Căn cứ Tiểu mục a Mục 7 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021' onclick="vbclick('79A0E', '357704');" target='_blank'>Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về Giám sát lâm sàng (giám sát bị động) của bệnh Dại trên động vật như sau:

      - Chủ nuôi động vật có trách nhiệm thường xuyên theo dõi chó, mèo, nếu phát hiện động vật có biểu hiện nghi mắc bệnh Dại phải báo ngay cho chính quyền cơ sở, nhân viên thú y hoặc cơ quan thú y, y tế nơi gần nhất; thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch Dại.

      - Nhân viên thú y cấp xã, các cơ quan thú y có trách nhiệm tổ chức kiểm tra ngay khi nhận được thông tin; tổ chức điều tra, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý các trường hợp động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại.

      - Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức xử lý ổ dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại; tổ chức các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định.

      2. Trách nhiệm giám sát lưu hành vi rút và giám sát sau tiêm phòng (giám sát chủ động) của bệnh Dại trên động vật.

      Căn cứ Tiểu mục b Mục 7 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021' onclick="vbclick('79A0E', '357704');" target='_blank'>Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về Giám sát lâm sàng (giám sát bị động) của bệnh Dại trên động vật như sau:

      - Hằng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí kinh phí tổ chức triển khai giám sát lưu hành vi rút, giám sát sau tiêm phòng vắc xin Dại ở động vật; kết quả giám sát có thể sử dụng để chứng minh cơ sở, vùng an toàn bệnh Dại trên động vật.

      - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát vi rút Dại tại các vùng có tổng đàn chó, mèo với số lượng lớn, nguy cơ cao về bệnh Dại, tại các địa điểm buôn bán, giết mổ chó, mèo các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông; tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả vắc xin Dại sau tiêm phòng trên phạm vi cả nước.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn