Việc xử lý kết quả kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được tiến hành ra sao?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 03/06/2017

Việc xử lý kết quả kiểm tra định kỳ, đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Ngô Ngọc Oanh, hiện đang cư trú tại Ninh Thuận. Gia đình tôi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đánh bắt và chế biến các sản phẩm thủy sản ở quy mô nhỏ. Gần đây, do nhu cầu mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh, tôi đang tìm hiểu về vấn đề đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất theo quy định pháp luật. Nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về Việc xử lý kết quả kiểm tra định kỳ, đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản? Tôi có thể tham khảo thêm thông tin này ở đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Trần Gia Bảo (baotran***gmail.com)

    • Việc xử lý kết quả kiểm tra định kỳ, đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 17 Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo đó:

      2. Trường hợp kiểm tra định kỳ, đột xuất:

      a) Đối với cơ sở xuống loại B: Thông báo cho cơ sở về việc bị xuống loại và tần suất kiểm tra áp dụng trong thời gian tới.

      b) Đối với cơ sở xuống loại C: Thông báo cho cơ sở kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu kết quả kiểm tra lại cho thấy cơ sở không khắc phục sai lỗi, tiếp tục được xếp loại C, cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở.

      3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được xếp loại A hoặc loại B theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

      4. Nếu kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời công khai kết quả phân tích mẫu.

      5. Cơ quan kiểm tra không công nhận cơ sở được xếp loại A hoặc B đối với cơ sở có kết quả kiểm nghiệm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm. Việc xem xét công nhận kết quả xếp loại A hoặc B được thực hiện sau khi cơ sở điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục; được cơ quan kiểm tra thẩm tra đạt yêu cầu.

      6. Cơ quan kiểm tra thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cơ sở đủ điều kiện và cơ sở chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xử lý kết quả kiểm tra định kỳ, đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 17 Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn