Xây dựng chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/05/2023

Xin hỏi: Thủ tướng Chính phủ có phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 với mục tiêu cụ thể của từng lộ trình như thế nào?- Câu hỏi của anh Trương (Bình Định).

    • Xây dựng chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030?

      Ngày 24/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 568/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030.

      Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá nhằm giảm bệnh tật và tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra và bảo đảm quyền được sống, làm việc và học tập trong môi trường không khói thuốc lá của người dân. Với mục tiêu cụ thể của từng lộ trình như sau:

      Giai đoạn 2023 - 2025:

      - Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 39%; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 1,4%;

      - Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá: tại nơi làm việc xuống dưới 30%; tại nhà hàng xuống dưới 75%; tại quán bar, cà phê xuống dưới 80%; tại khách sạn xuống dưới 60%;

      - Ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng.

      Giai đoạn 2026 - 2030:

      - Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 36 %; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 1%;

      - Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá: tại nơi làm việc xuống dưới 25%; tại nhà hàng xuống dưới 65%; tại quán bar, cà phê xuống dưới 70%, tại khách sạn xuống dưới 50%;

      - Tiếp tục ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng.

      Xây dựng chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030? (Hình từ Internet)

      Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng thuốc lá?

      Tại Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng thuốc lá như sau:

      - Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.

      - Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.

      - Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.

      - Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.

      - Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.

      - Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

      - Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

      - Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.

      - Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

      Việc phòng, chống tác hại của thuốc lá phải đảm bảo những nguyên tắc gì?

      Tại Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 có quy định nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:

      Nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá

      1. Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá.

      2. Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.

      3. Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

      4. Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.

      Như vậy, việc phòng, chống tác hại của thuốc lá phải đáp ứng nguyên tắc như sau:

      - Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá.

      - Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.

      - Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

      - Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.

      Những địa điểm nào cấm hút thuốc lá hoàn toàn?

      Tại Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 có quy định các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn, cụ thể:

      Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:

      - Cơ sở y tế;

      - Cơ sở giáo dục, trừ các trường cao đẳng, đại học, học viện;

      - Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

      - Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

      Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:

      - Nơi làm việc;

      - Trường cao đẳng, đại học, học viện;

      - Địa điểm công cộng, trừ:

      + Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên

      + Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:

      Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn