03 cách niêm phong vật chứng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/01/2019

Niêm phong vật chứng là một việc hết sức quan trong trong tố tụng. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Có những cách niêm phong vật chứng nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

    • Niêm phong vật chứng là việc bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 127/2017/NĐ-CP về quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về các cách niêm phong vật chứng như sau:

      - Đưa vật chứng vào trạng thái được bảo vệ an toàn, bao gồm gói, đóng hộp, đưa vào thùng, chai, lọ và các hình thức khác (gọi là đóng gói, đóng kín) và dán giấy niêm phong đè lên nhũng phần có thể mở để lấy, đổi vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng;

      - Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được thì dán giấy niêm phong lên từng phần hoặc trên những bộ phận quan trọng của vật chứng;

      - Đối với một số loại vật chứng có thể sử dụng khóa, kẹp dây chì, dây thép và các hình thức khác để bao bọc vật chứng sau đó dán giấy niêm phong.

      Trên đây là nội dung giải đáp về các cách niêm phong vật chứng. Ban có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 127/2017/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn