03 trường hợp khẩn cấp được giữ người

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/01/2019

Tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến pháp luật hình sự và có thắc mắc muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện khi nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

    • Pháp luật tố tụng hình sự cảu nước ta có quy định: Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

      => Theo quy định này thì giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn của pháp luật tố tụng hình sự bạn nhé.

      Theo đó, tại Khoản 1 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về các trường hợp khẩn cấp được giữ người bao gồm:

      + Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

      + Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

      + Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

      Trên đây là nội dung giải đáp về các trường hợp khẩn cấp được giữ người.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn