Bản án phúc thẩm có hiệu lực từ khi tuyên án

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/02/2017

Bản án dân sự phúc thẩm số 2831/2006/DSPT ngày 11/9/2006 của Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh xử về việc tranh chấp quyền sử dụng đất. Bản án phúc thẩm chia cho ông Nguyễn Văn Phó được hưởng nhà và đất bao gồm: 2330m2, thửa đất số 270 và toàn bộ tài sản trên đất như nhà ở, đất ở cùng cây trái. Vụ việc chưa được thi hành án thì ông Nguyễn Văn Phó đã di chúc cho em tôi được hưởng toàn quyền số tài sản trên hiện đang đứng tên bà La Thị Chính. Như vậy, ông Phó chưa hợp thức hoá quyền sử dụng nhà đất nêu trên mà đã thừa kế cho người khác thì có phù hợp với pháp luật không (ông Phó đã chết sau khi di chúc)? Xin trân trọng cảm ơn luật sư.

    • Theo quy định tại Điều 19 và Điều 279 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS), bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Toà án nhân dân và các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó. Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự, khi bản án có hiệu lực pháp luật thì Toà án phải gửi bản án cho người phải thi hành án và người được thi hành án đồng thời gửi bản án cho cơ quan thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp (trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (bản án phúc thẩm có hiệu lực từ ngày tuyên án). Về thi hành án thì Nhà nước khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành án (thời hạn trong 30 ngày); nếu không tự nguyện thì người được thi hành án và người phải thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án; và biện pháp cưỡng chế thi hành án là biện pháp cuối cùng. Trong thời hạn 35 ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Đối chiếu với quy định của pháp luật như đã nêu ở trên, trường hợp ông nêu thì ông Nguyễn Văn Phó được Bản án phúc thẩm quyết định hưởng nhà và đất bao gồm: 2.330m2, thửa đất số 270 và toàn bộ tài sản trên đất như nhà ở, đất ở cùng cây trái (mặc dù đất này hiện vẫn còn mang tên bà La Thị Chính mà chưa sang tên cho ông Phó). Nhưng với bản án này thì ông Phó đủ điều kiện sang tên cho em của ông kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau như về sức khoẻ hay lý do nào khác mà ông Phó chưa hoàn tất các thủ tục nhưng nay ông Phó đã chết thì căn cứ vào di chúc, các cơ quan có thẩm quyền sẽ hoàn tất các thủ tục sang tên cho người được hưởng thừa kế của ông Phó.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn