Bạn thân là hòa giải viên thì có thể thực hiện việc hòa giải hay không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 24/05/2022

Bạn thân là hòa giải viên thì có thể thực hiện việc hòa giải không? Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở? Bạn thân của tôi tranh chấp với một người và có yêu cầu hòa giải tại cơ sở nhưng vụ hòa giải này do tôi làm người hòa giải, vì rất thân thiết nên tôi không biết là tôi có thể thực hiện việc hòa giải này không? Có vi phạm quy định không? 

    • Bạn thân là hòa giải viên thì có thể thực hiện việc hòa giải không?

      Theo quy định tại Điều 10 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 về nghĩa vụ của hòa giải viên như sau:

      1. Thực hiện hòa giải khi có căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

      2. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Luật này.

      3. Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.

      4. Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng.

      5. Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự.

      Như vậy, theo quy định hiện hành trong trường hợp hòa giải viên thấy việc hòa giải có thể không đảm bảo được khách quan công bằng phải từ chối tiến hành. Do đó, đối với trường hợp của bạn nếu bạn cảm thấy việc hòa giải bạn thân bạn có liên quan và khó đảm bảo sự sự khách quan thì cần từ chối tiến hành hòa giải.

      Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở

      Theo Điều 4 Luật này cũng quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở như sau:

      1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.

      2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.

      3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.

      4. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

      5. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

      6. Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.

      Theo đó, khi tiến hành hòa giải tại cơ sở phải đảm bảo được các nguyên tắc quy định như trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn