Bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có được nói lời sau cùng trước khi nghị án không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 01/08/2022

Bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có được nói lời sau cùng trước khi nghị án không? Khung hình phạt cao nhất của Tội đặc biệt nghiêm trọng?

Liên quan đến quy định pháp luật hình sự hiện hành, xin được hỏi 02 thông tin trên.

 

    • 1. Bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có được nói lời sau cùng trước khi nghị án không?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015' onclick="vbclick('487B4', '370771');" target='_blank'>Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định nội dung trên như sau:

      2. Bị cáo có quyền:

      a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

      b) Tham gia phiên tòa;

      c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

      d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;

      đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

      e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

      g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

      h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

      i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

      k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

      l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

      m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

      n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

      o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

      Do đó, pháp luật về hình sự quy định quyền của Bị cáo được nói lời sau cùng trước khi nghị án không xét đến yếu tố là phạm tội rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.

      2. Khung hình phạt cao nhất của Tội đặc biệt nghiêm trọng?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017' onclick="vbclick('56705', '370771');" target='_blank'>Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về nội dung trên như sau:

      1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

      a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

      b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

      c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

      d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

      Do đó, đối với Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì khung hình phạt cao nhất là tử hình theo quy định pháp luật trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn