Bị hại đã rút đơn yêu cầu khởi tố, có phải đi tù nữa không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/09/2016

Do mâu thuẫn trong làm ăn, đòi nợ không được nên em trai tôi có đánh một người bị thương phải nằm viện gần 1 tháng. Mấy ngày sau em tôi bị công an tạm giữ và bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích. Phía gia đình tôi đã đến thương lượng, bồi thường và bên kia đã đồng ý rút đơn yêu cầu khởi tố. Trong trường hợp bên bị hại đã rút đơn thì em trai tôi có bị đi tù nữa không? (Minh Anh)

    • Đầu tiên, cần phải xác định em bạn có thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hay không? Đối với tội Cố ý gây thương tích thì chỉ có khoản 1 Điều 104 theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) là thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại với tỷ lệ thương tật từ 11 đến 30%.

      Do vậy, cần xác định tỷ lệ thương tật của bị hại là bao nhiêu để xem xét em bạn có được miễn TNHS hay không?

      Nếu tỷ lệ thương tật của người đó dưới 11% hoặc từ 11% đến 30% và theo quy định Điều 105 BLTTHS thì chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Do đó, nếu em bạn thuộc trường hợp trên và bị hại đã rút đơn yêu cầu thì em bạn sẽ không phải chịu TNHS .

      Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

      Nếu tỷ lệ thương tật trên 30% thì không thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại nữa. Mặc dù bị hại rút đơn thì vụ án vẫn không bị đình chỉ. Em bạn vẫn phải chịu TNHS theo quy định của pháp luật. Việc bị hại rút đơn và có đơn bãi nại thì chỉ được xem là một tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn