Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính gồm có các hành vi nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/11/2018

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm có các hành vi nào? Trên là thắc mắc của bạn Hồng Anh đang là sinh viên năm 2 trường Đại học Huế, khoa Luật. Vì đề tài sắp tới tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi. Cụ thể: Theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 thì các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính bao gồm các hành vi nào?

    • Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 gồm có các hành vi quy định tại Điều 34. Cụ thể như sau:

      1- Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu kiện;

      2- Cấm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân khác thực hiện những hành vi nhất định nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án hành chính hoặc để bảo đảm cho việc thi hành án.

      Bên cạnh đó Pháp lệnh cũng quy định:

      - Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị thay đổi hoặc huỷ bỏ.

      - Việc thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên toà do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án quyết định; tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định.

      - Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành ngay mặc dù có khiếu nại hoặc kiến nghị.

      - Các đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án hành chính về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

      Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án phải xem xét và trả lời.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn